CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ KHẢI PHÁT

Aptomat chống giật Đang cập nhật...

Aptomat chống giật hay là CB chống giật sẽ bảo vệ bạn khỏi bị điện giật do dòng điện truyền qua cơ thể xuống đất. Một số loại còn có chức năng bảo vệ chống lại phát sinh tia lửa điện và quá dòng. Aptomat chống giật là thiết bị an toàn điện được thiết kế để ngắt nguồn điện ngay lập tức khi phát hiện rò rỉ điện xuống đất ở mức có hại. Ngoài ra, CB chống giật cung cấp mức độ bảo vệ cao, ngăn ngừa thương tích và tử vong khi lắp đặt và bảo trì đúng cách. Dưới đây, Thiết bị điện Khải Phát cung cấp thêm thông tin về ưu điểm và nhược điểm, cũng như lời khuyên kỹ thuật để chọn aptomat chống giật phù hợp.

Aptomat chống giật là gì

Aptomat chống giật là thiết bị tự động cắt mạch điện khi dòng điện rò từ dây dẫn xuống đất đạt đến trị số gây nguy hiểm cho cơ thể người từ 30mA trở lên, hoặc có thể gây ra phóng tia lửa điện cỡ 500mA, gây hỏa hoạn. Aptomat chống giật còn gọi là Át chống giật - CB chống giật - CB chống dòng rò hay cầu dao chống giật.

Nguyên lý aptomat chống giật

Nguyên lý aptomat chống giật hoạt động dựa trên dòng điện đi vào cân bằng với dòng điện đi ra trong mạch điện. Aptomat chống giật kết hợp một máy biến dòng cân bằng vi sai có cuộn dây sơ cấp và thứ cấp với một rơ le nhạy để phát hiện tức thời các tín hiệu sự cố. Cuộn sơ cấp mắc nối tiếp với nguồn cung cấp và tải. Cuộn thứ cấp được nối với một rơ le rất nhạy.

Trong điều kiện không sự cố, hiệu ứng từ hóa của các cuộn dây mang dòng điện triệt tiêu lẫn nhau. Không có từ trường dư để có thể gây ra hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp. Trong sự cố phát sinh dòng điện rò rỉ, sự mất cân bằng được tạo ra trong mạch làm phát sinh từ thông trong lõi. Từ thông phát sinh này tạo ra một tín hiệu điện được cảm biến bởi rơle và nó sẽ chuyển động cơ chế tác động aptomat chống giật ngắt kết nối nguồn cấp điện.

Tác dụng của aptomat chống giật

Công dụng aptomat chống giật là cắt nguồn điện nếu như phát hiện ra dòng điện rò rỉ xuống đất. Tác dụng chính là bảo vệ an toàn cho người không bị điện giật và tránh làm tổn thất điện năng lãng phí. Hiện nay, có rất nhiều loại aptomat bảo vệ dòng điện rò được kết hợp khả năng bảo vệ quá dòng, nên rất tiện lợi khi lắp đặt sử dụng.

Aptomat chống giật có mấy loại

Các loại aptomat chống giật được thiết kế để cô lập mạch điện một cách nhanh chóng và tự động khi phát hiện thấy dòng điện mất cân bằng giữa dây dẫn cung cấp và dây dẫn trở về của mạch điện. Bất kỳ sự khác biệt nào giữa các dòng điện đi và về trong các dây dẫn đếu cho thấy dòng điện rò rỉ, gây ra nguy cơ điện giật. Dựa trên chức năng hoạt động, aptomat chống giật gồm có ba loại ELCB, RCBO và RCCB cụ thể như sau:

Aptomat chống giật ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker)

Aptomat chống giật ELCB là bộ ngắt mạch vỏ đúc được sử dụng ở điện áp thấp trong mạch điện xoay chiều, để cung cấp bảo vệ chống điện giật và ngăn ngừa hỏa hoạn do dòng rò. Một số dòng ELCB có thêm chức năng bảo vệ quá dòng. Aptomat ELCB được gọi là “Bộ ngắt mạch kết hợp bảo vệ dòng rò”theo IEC 60947-2 hoặc “Bộ tác động dòng dư để cắt mạch” theo IEC 61009-1. ELCB cũng được đề cập đến như một "Bộ ngắt mạch sự cố chạm đất" theo UL943. Có hai loại ELCB, loại hoạt động bằng dòng điện và loại hoạt động theo điện áp. Và cả hai đều tự động ngắt mạch điện trong trường hợp phát hiện lỗi chạm đất vượt quá ngưỡng nguy hiểm, để ngăn ngừa nguy cơ bị điện giật. Các loại aptomat chống giật ELCB phổ biến hiện nay:

  • ELCB Schneider
  • ELCB Panasonic
  • ELCB Ls
  • ELCB Mitsubishi
  • ELCB Sino
  • ELCB Shihlin
  • ELCB Siemens
  • ELCB Hager
  • ELCB ABB
  • ELCB Chint

Aptomat chống giật RCBO (Residual Circuit Breaker with Overcurrent protection)

Aptomat chống giật RCBO có hai chức năng: Chức năng bảo vệ quá dòng và chức năng bảo vệ chống lại dòng điện rò rỉ chạm đất. Aptomat RCBO được xem là bộ ngắt mạch kết hợp cả hai chức năng từ MCB và RCCB. RCBO được đánh giá là aptomat chống giật tối ưu nhất hiện nay. Các loại aptomat chống giật RCBO phổ biến hiện nay:

  • RCBO Schneider
  • RCBO Panasonic
  • RCBO LS
  • RCBO Mitsubishi
  • RCBO Sino
  • MCB Hager
  • RCBO Chint
  • RCBO ABB
  • RCBO Hager
  • RCBO Legrand
  • RCBO Clipsal
  • RCBO Eaton

Aptomat chống giật RCCB (Residual Current Circuit Breaker)

Aptomat chống giật RCCB là một thiết bị cảm biến dòng điện có thể tự động đo và ngắt mạch bất cứ khi nào xảy ra lỗi trong mạch được kết nối hoặc dòng điện vượt quá ngưỡng định mức. Độ nhạy aptomat chống giật RCCB đặc biệt hữu ích trong các trường hợp va chạm đột ngột, bảo vệ khỏi nguy cơ bị giật điện và hỏa hoạn. Tuy nhiên, RCCB không có chức năng bảo vệ quá dòng, cho nên được sử dụng kết hợp với MCCB, MCB hoặc cầu chì. Các hãng aptomat chống giật RCCB được đánh giá chất lượng hiện nay:

  • RCCB Schneider
  • RCCB Panasonic
  • RCCB LS
  • RCCB Mitsubishi
  • RCCB Sino
  • RCCB Hager
  • RCCB Legrand
  • RCCB Siemens
  • RCCB ABB
  • RCCB Chint

Phân loại aptomat chống giật theo điện áp

Aptomat chống giật 1 pha

Aptomat chống giật 1 pha sử dụng bảo vệ an toàn cho tải và mạch điện có nguồn cung cấp điện một pha. Trong các ứng dụng một pha, nguyên tắc lựa chọn CB chống giật 1 pha cần xác định số cực phù hợp. Cụ thể aptomat 1 pha có ba loại bao gồm aptomat chống giật 1 pha 1 cực ký hiệu là 1P; aptomat chống giật 1 pha 2 cực ký hiệu là 2P và aptomat chống giật 1 pha 2 cực ký hiệu là 1P + N. Dưới đây là các hãng aptomat chống giật 1 pha được sử dụng phổ biến:

  • Aptomat chống giật 1 pha Mitsubishi
  • Aptomat chống giật 1 pha LS
  • Aptomat chống giật 1 pha Panasonic

Aptomat chống giật 3 pha

Aptomat chống giật 3 pha được sử dụng trong trường hợp kết nối nguồn ba pha liên quan đến ba dây pha hoặc ba dây pha và một dây trung tính. CB chống giật 3 pha chỉ thích hợp để sử dụng trên hệ thống điện 3 pha, trừ khi có khuyến cáo để chỉ ra việc được sử dụng trên hệ thống 1 pha của nhà sản xuất. Các loại aptomat chống giật 3 pha bao gồm aptomat chống giật 3 pha 3 cực ký hiệu là 3P; aptomat chống giật 3 pha 4 cực ký hiệu là 4P và aptomat chống giật 3 pha 4 cực ký hiệu là 3P + N. Dưới đây là các dòng aptomat chống giật 3 pha được sử dụng phổ biến:

  • Aptomat chống giật 3 pha LS
  • Aptomat chống giật 3 pha Schneider
  • Aptomat chống giật 3 pha 100a
  • Aptomat chống giật 3 pha 50a

Aptomat chống giật 3 pha 4 cực

Aptomat chống giật 3 pha 4 cực thực ra là aptomat chống giật 3 pha, tuy nhiên loại này được sản xuất để sử dụng đối với nguồn điện 3 pha ba dây và có một dây trung tính. Các loại aptomat 3 pha 4 cực được sử dụng phổ biến là:

  • Aptomat chống giật 3 pha 4 cực LS
  • Aptomat chống giật 3 pha 4 cực Schneider
  • Aptomat chống giật 3 pha 4 cực 100a
  • Aptomat chống giật 3 pha 4 cực 63a

Các thông số trên CB chống giật

Các thông số trên CB chống giật là những thông tin chuẩn xác về các yêu cầu kỹ thuật cụ thể được nhà sản xuất thể hiện trên thân hoặc vỏ sản phẩm. Các đặc điểm thiết yếu của CB chống giật được thể hiện qua đại lượng như dòng điện khung, dòng điện tác động, dòng điện định mức.

Dựa vào các thông số trên CB chống giật để xác định vai trò, chức năng và vị trí lắp đặt sử dụng phù hợp với các ứng dụng trong hệ thống điện. Do đó, cần lựa chọn chính xác để hạn chế các rủi ro không mong muốn khi có sử cố điện, ngắn mạch.

Vận dụng hiểu biết các thông số trên aptomat chống giật là điều kiện cần để các thiết bị đầu cuối được bảo vệ một cách an toàn hay dễ dàng bảo trì hệ thống điện định kỳ. Vì vậy cần nắm kỹ những thông số cơ bản được ghi trên mỗi CB chống giật, cụ thể như sau:

Dòng điện định mức của aptomat chống giật

Dòng định mức In của aptomat chống giật là giá trị dòng điện được chỉ định bởi nhà sản xuất, mà tại giá trị đó có thể được chuyển mạch ngắt dòng điện liên tục. Vì vậy, với dòng điện định mức In có thể được truyền qua tiếp điểm trong thời gian không giới hạn. Dòng định mức aptomat chống giật có thể chia thành ba nhóm như sau:

  • Aptomat chống giật 10A / 20A / 30A / 40A / 50A dòng định mức thấp
  • Aptomat chống giật 60A / 63A / 80A / 100A / 200A dòng định mức trung bình
  • Aptomat chống giật 400A / 500A  / 600A / 800A dòng định mức cao

Ví dụ: Ký hiệu thông số kỹ thuật của RCCB 3P 200A 36kA, ta có dòng định mức In = 200A, nó có thể sử dụng trong mạch điện có dòng định mức 150A.

Điện áp định mức aptomat chống giật

Điện áp định mức aptomat chống giật là điện áp mà bộ ngắt mạch được kết nối và kèm theo các thuộc tính nào có liên quan đến. Loại điện áp kết nối không ảnh hưởng đến chức năng của thiết bị mà ảnh hưởng đến chức năng của mạch thử nghiệm và các đặc tính cách ly của hệ thống. Cần sử dụng loại điện áp phù hợp cho aptomat chống giật 1 pha hay 3 pha.

Dòng rò aptomat chống giật

Độ nhạy dòng rò aptomat chống giật được thiết kế các định mức tiêu chuẩn là 10mA, 15mA, 30mA, 100mA, 300mA, 500mA, 1000mA. Khi xảy ra sự cố có dòng điện rò vượt quá ngưỡng dòng rò định mức trên aptomat chống giật sẽ tác động ngắt mạch. Mức độ nhạy dòng rò khác nhau phục vụ một mục đích cụ thể.

  • Mức dòng rò khuyến nghị để bảo vệ chống giật đối với các vị trí ẩm ướt là 10mA hoặc 15mA, và tối đa là 30mA cho các khu vực khác.
  • Mức dòng rò 100mA sẽ vẫn cung cấp mức độ bảo vệ chống sốc nếu không thể sử dụng thiết bị 30mA.
  • Mặc dù 300mA trở lên không bao giờ được sử dụng để chống sốc, nhưng mục đích của nó là cung cấp khả năng chống cháy và bảo vệ thiết bị.

Dòng cắt ngắn mạch của aptomat chống giật

Dòng cắt định mức aptomat chống giật có chức năng bảo vệ quá dòng như RCBO và ELCB cũng tương tự như dòng cắt định mức của aptomat đã đề cập trong bài viết trước đây. Dòng cắt ngắn mạch của aptomat chống giật là khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm aptomat trong thời gian một giây. Thông thường, dòng cắt định mức CB chống giật thường nhỏ hơn dòng cắt của aptomat.

  • Aptomat chống giật 4.5kA / 5kA / 6kA / 10kA

Đường cong đặc tính aptomat chống giật

Nếu đang tìm mua RCBO, ELCB bạn sẽ nhận thấy rằng loại đường cong đặc tính được hiển thị, còn với RCCB thì không. Điều này như đã đề cập ở trên RCBO và ELCB có tích hợp bảo vệ quá dòng trong đó, RCCB chỉ bảo vệ chống giật thuần túy. Do đó, chúng ta sẽ xem xét các đường cong đặc tính của aptomat chống giật RCBO và ELCB, cụ thể như sau:

  • Aptomat chống giật loại B – thích hợp bảo vệ tuyến cáp, sử dụng trong dân cư và thương mại nhẹ.
  • Aptomat chống giật loại C – sử dụng cho tải cảm ứng cao, các ứng dụng gia đình và dân dụng.
  • Aptomat chống giật loại D – sử dụng cho tải cảm ứng cực cao như động cơ có dòng khởi động cao.
  • Aptomat chống giật loại MA – chuyên bảo vệ động cơ Motor có dòng khởi động lớn.
  • Aptomat chống giật loại K và Z – rất nhạy cảm với ngắn mạch, dùng cho các thiết bị có độ nhạy cao như thiết bị bán dẫn.

Số lần đóng cắt cơ khí cho phép trên số lần đóng cắt điện cho phép

Độ bền sử dụng dự kiến được thể hiện dựa vào số lần thực hiện đóng ngắt cho phép trên mỗi aptomat chống giật. Tùy thuộc theo mỗi hãng và các dòng sản phẩm aptomat chống giật, số lần dao động cho phép trong khoảng an toàn từ 7500 đến 10000 lần đóng ngắt.

Aptomat chống giật loại nào tốt nhất

Tại Khải Phát, chúng tôi đã cố gắng mang lại sự hài lòng và ấn tượng cho khách hàng về các sản phẩm aptomat chống giật chất lượng cao từ các thương hiệu hàng đầu như Schneider, Panasonic, Mitsubishi, Hager, LS  và nhiều hơn nữa. Các hãng aptomat chống giật loại tốt hiện nay:

Aptomat chống giật Panasonic

Aptomat chống giật Panasonic là thương hiệu thiết bị điện đứng đầu chất lượng. Các dòng sản phẩm aptomat chống giật Panasonic bảo vệ có hiệu quả, vì chúng mang lại nhiều lợi ích khi xảy ra các sự cố không mong muốn trong hệ thống điện tại gia đình, công nghiệp. Các dòng aptomat chống giật Panasonic gồm có RCCB Panasonic (dòng BBDR); RCBO Panasonic (dòng BBDE) và ELCB Panasonic (các dòng BKW, BJJ và BJS). Với công suất định mức thông dụng:

  • Aptomat chống giật Panasonic 10A
  • Aptomat chống giật Panasonic 20A
  • Aptomat chống giật Panasonic 25A
  • Aptomat chống giật Panasonic 30A
  • Aptomat chống giật Panasonic 32A
  • Aptomat chống giật Panasonic 50A
  • Aptomat chống giật Panasonic 60A
  • Aptomat chống giật Panasonic 63A

Aptomat chống giật Schneider

Aptomat chống giật Schneider luôn đảm bảo rằng thiết bị chạy tốt và lâu dài trong nhiều năm. Các dòng aptomat chống giật Schneider luôn trang bị đầu cuối cách điện IP20, mỗi bộ ngắt mạch đi kèm với một nút nhấn kiểm tra an toàn. Mặt sau thiết kế tháo lắp dễ dàng và thuận tiện hơn nhờ kẹp DIN rai, mặt trước của thiết bị có một chỉ báo cơ khí màu đỏ. Chỉ báo này cho biết bất kỳ lỗi nào mà thiết bị phát hiện được. Các dòng cầu dao chống giật Schneider điển hình là RCCB Schneider (dòng Acti 9 iIDK RCCB và Acti9 iID); RCBO Schneider (dòng Acti9 iDPN Vigi và Acti9 iC60) và ELCB Schneider (dòng Acti 9 Vigi iC60 và Acti 9 Vigi C120). Có công suất định mức thông dụng:

  • Aptomat chống giật Schneider 20A
  • Aptomat chống giật Schneider 25A
  • Aptomat chống giật Schneider 32A
  • Aptomat chống giật Schneider 40A
  • Aptomat chống giật Schneider 50A
  • Aptomat chống giật Schneider 63A

Aptomat chống giật Mitsubishi

Aptomat chống giật Mitsubishi được ưa chuộng sử dụng trong hệ thống điện công nghiệp và dân dụng. Mitsubishi cung cấp các bộ ngắt mạch nguồn cho hệ thống điện, chẳng hạn như bộ ngắt mạch đa năng, bộ ngắt mạch chống dòng rò và bộ chuyển mạch đồng bộ bảo vệ nguồn cung cấp năng lượng liên tục. Các dòng CB chống giật Mitsubishi gồm có RCCB Mitsubishi (dòng BV-D); RCBO Mitsubishi (dòng BV-DN) và ELCB Mitsubishi (các dòng NV-C, NV-S và NV-H). Có công suất định mức phổ biến:

  • Aptomat chống giật Mitsubishi 30A
  • Aptomat chống giật Mitsubishi 40A
  • Aptomat chống giật Mitsubishi 50A

Aptomat chống giật LS

LS là một thương hiệu tương đối mạnh tại khu vực Đông Nam Á; Aptomat chống giật LS tuân thủ các tiêu chuẩn và đã được chứng nhận bởi các phòng thí nghiệm kiểm tra đáng tin cậy, khẳng định cho thương hiệu uy tín. Giá CB chống giật LS cạnh tranh, mềm hơn so với các dòng sản phẩm cùng chức năng tương tự. Nếu lựa chọn giải pháp kinh tế, thì đây là gợi ý tốt bởi chất lượng và an toàn được đánh giá cao từ người dùng. Các dòng Át chống giật LS gồm có RCCB LS (dòng RKN và RKN-b); RCBO LS (dòng RKC, RKS và RKP) và ELCB LS (dòng EBS và EBN). Công suất định mức được sử dụng phổ biến:

  • Aptomat chống giật LS 20A
  • Aptomat chống giật LS 30A
  • Aptomat chống giật LS 40A
  • Aptomat chống giật LS 50A
  • Aptomat chống giật LS 63A

Aptomat chống giật Hager

Điểm mạnh của aptomat chống giật Hager là hiệu suất sử dụng. CB chống giật Hager được lắp đặt sử dụng nhiều trong tòa nhà dân dụng, thương mại và công nghiệp. Tiêu chí công nghệ mới luôn được Hager phát triển cho các dòng aptomat chống giật, nhằm nâng cao hiệu quả và tiện ích sản phẩm. Các dòng CB chống giật Hager gồm có RCCB Hager (dòng A, F và B); RCBO Hager (dòng Domestic ADA, ADC, AEC và Commercial ADA và AD). Công suất định mức được sử dụng phổ biến là:

  • Aptomat chống giật Hager 40A
  • Aptomat chống giật Hager 63A

Aptomat chống giật Chint

Aptomat chống giật Chint là thương hiệu từ Trung Quốc được người dùng đánh giá cao bởi chất lượng và tính năng ổn định. Điểm mạnh của CB chống giật Chint là tính năng tự động hóa và giải pháp công nghệ mới. Các dòng aptomat chống giật Chint được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam hiện nay bởi giá thành hợp lý. Các dòng aptomat chống giật Chint gồm có RCCB Chint (dòng NXL-63, NL1 và NL210); RCBO Chint (các dòng NB1L, NB310L, NBH8LE, NB2LE, NB3LE, DZ158LE và NXBLE); ELCB Chint (dòng NM8L và NM8SL). Dòng định mức của aptomat chống giật Chint được sử dụng phổ biến:

  • Aptomat chống giật Chint 20A
  • Aptomat chống giật Chint 32A
  • Aptomat chống giật Chint 40A
  • Aptomat chống giật Chint 50A
  • Aptomat chống giật Chint 63A

Aptomat chống giật ABB

Aptomat chống giật ABB cung cấp giải pháp tốt nhất để ngắt dòng điện nhanh chóng và bảo vệ chống giật an toàn sau khi xảy ra sự cố, đồng thời cung cấp sự bảo vệ tối đa cho việc lắp đặt điện. CB chống giật ABB là một công nghệ đã được kiểm chứng bởi các chuyên gia trên khắp thế giới. Các dòng át chống giật ABB gồm có RCCB ABB (dòng F200-B, SH200 và FH200); RCBO ABB (các dòng DS201, DS202C, DS203NC, DS202, DS203, DS204, DSE201, DSE201 M và DSN201). Dòng định mức của aptomat chống giật ABB được sử dụng phổ biến:

  • Aptomat chống giật ABB 30A
  • Aptomat chống giật ABB 40A
  • Aptomat chống giật ABB 50A

Aptomat chống giật Siemens

Aptomat chống giật Siemens có phạm vi ứng dụng linh hoạt, nhiều lựa chọn về loại và phiên bản để bảo vệ trong trường hợp tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp, gói phụ kiện rộng rãi, đồng nhất cho các chức năng bổ sung. CB chống giật Siemens lắp ráp và cài đặt nhanh chóng, các thành phần phụ kiện có thể được thêm vào nhanh chóng để tăng phạm vi chức năng. Thuận tiện để sử dụng khi có chỉ báo vị trí công tắc riêng biệt và dấu ấn tay cầm cải thiện tính năng dễ sử dụng, bảo vệ tiếp cận xung quanh và bảo vệ cảm ứng giúp cài đặt an toàn hơn. Cài đặt tích hợp thao tác trượt thủ công, tháo gỡ nhanh chóng bằng cách chỉ cần tháo các thiết bị ra khỏi cụm thanh cái - không cần công cụ hỗ trợ. Các dòng CB chống dòng rò Siemens gồm có RCCB Siemens (dòng 5SM3, 5SM2 và 5SV3); RCBO Siemens (dòng 5SU và 5SV1). Dòng điện định mức của aptomat chống giật Siemens được sử dụng phổ biến hiện nay:

  • Aptomat chống giật Siemens 20A
  • Aptomat chống giật Siemens 32A
  • Aptomat chống giật Siemens 40A
  • Aptomat chống giật Siemens 63A

Aptomat chống giật Sino

Aptomat chống giật Sino là thiết bị cung cấp giải pháp bảo vệ người sử dụng điện khỏi nguy cơ bị điện giật, ngăn ngừa sự cố ngắn mạch gây hỏa hoạn. Aptomat chống giật Sino được sản xuất đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế IEC 60898, đồng thời được tích hợp cảm biến dòng rò siêu nhạy giúp thiết bị hoạt động một cách chính xác khi có sự cố xảy ra. Aptomat chống giật Sino được đánh giá là hàng Việt Nam chất lượng cao. Dưới đây là dòng điện định mức của một số loại aptomat chống giật Sino được sử dụng phổ biến:

  • Aptomat chống giật Sino 20A
  • Aptomat chống giật Sino 32A
  • Aptomat chống giật Sino 40A
  • Aptomat chống giật Sino 50A
  • Aptomat chống giật Sino 63A

Các hãng aptomat chống giật khác

Ngoài các hãng aptomat chống giật được kể đến ở trên, tại thị trường Việt Nam còn có một số loại aptomat được liệt kê dưới đây. Các dòng này vẫn có chất lượng đảm bảo tuy nhiên nó không được sử dụng phổ biến:

  • Aptomat chống giật Lioa
  • Aptomat chống giật DOBO
  • Aptomat chống giật Toshiba
  • Aptomat chống giật Uten
  • Aptomat chống giật Vanlock
  • Aptomat chống giật MPE
  • Aptomat chống giật Clipsal
  • Aptomat chống giật Ominsu
  • Aptomat chống giật Roman
  • Aptomat chống giật Nival
  • Aptomat chống giật LG

Có nên dùng aptomat chống giật không?

Nên lắp đặt aptomat chống giật. Chúng là một thiết bị cảm biến dòng điện vi sai được sử dụng để bảo vệ mạch điện áp thấp trong trường hợp xảy ra lỗi rò rỉ điện. Aptomat chống giật đôi khi còn được gọi là thiết bị ngắt mạch dòng điện dư. Nó chứa một thiết bị chuyển mạch đóng ngắt trong một phần giây, bất cứ khi nào dòng điện rò rỉ ra ngoài và không quay trở lại qua dây trung tính. Aptomat chống giật cung cấp khả năng bảo vệ khỏi rò rỉ dòng điện nhỏ phát sinh do con người vô tình chạm vào hoặc hỏng cách điện, điều này không thể thực hiện được chỉ với MCB hoặc cầu chì.

Aptomat chống giật là một thiết bị bảo vệ thiết yếu và cần thiết trong an toàn điện cho bất kỳ mạch điện nào. Một aptomat chống giật được lắp đặt đúng cách sẽ đảm bảo rằng không có thương tích gây tử vong cho con người trong trường hợp vô tình chạm vào dây điện. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm biện pháp bảo vệ thích hợp cho mạch điện của mình, chỉ cần đi chợ ở bất kỳ cửa hàng điện thông thường nào và hỏi RCCB hoặc RCD và họ sẽ có thể cung cấp cho bạn. Các thương hiệu phổ biến nhất là

Loại aptomat chống giật tốt nhất gia đình

Đối với yêu cầu gia đình, aptomat chống giật dòng định mức 32-63A có thể chịu được dòng điện này khi xảy ra sự cố rò rỉ 15-30 mA là phạm vi bình thường để lựa chọn tốt nhất cho ngôi nhà của bạn. Định mức dòng rò 15mA là rất nhạy cảm và bạn có thể gặp một vài lần aptomat tự nhảy mà không có bất kỳ lỗi rõ ràng nào. Nói chung, định mức dòng rò của aptomat 30ma và 60mA được lắp đặt trong hầu hết các gia đình để tạo ra sự cân bằng giữa không có lỗi rõ ràng và lỗi thực sự. Khi quyết định lựa chọn định mức dòng rò, nên tham khảo ý kiến ​​của một thợ điện và nên đặt câu hỏi về các tiêu chí lựa chọn của mỗi ứng dụng cụ thể. Khi dòng điện rò vượt quá dòng điện rò định mức của aptomat chống giật chúng sẽ tác động. Aptomat chống giật thường được chế tạo bảo vệ dòng điện rò cố định ở các mức sau:

  • Aptomat chống giật 10mA
  • Aptomat chống giật 15mA
  • Aptomat chống giật 30mA
  • Aptomat chống giật 60mA
  • Aptomat chống giật 100mA
  • Aptomat chống giật 200mA
  • Aptomat chống giật 300mA
  • Aptomat chống giật 500mA

Dòng điện định mức của aptomat chống giật

Đối với aptomat chống giật RCBO và ELCB khi chọn dòng điện định mức căn cứ vào công suất phụ tải và khả năng dự phòng tương tự như cách chọn aptomat bảo vệ quá tải và ngắn mạch thông thường. Riêng aptomat chống giật không có chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch RCCB, nên chọn dòng điện định mức bằng hoặc lớn hơn dòng điện định mức của aptomat lắp đặt nối tiếp phía trước nó. Tham khảo một số dòng điện định mức của aptomat chống giật được sử dụng phổ biến hiện nay:

  • Aptomat chống giật 10A
  • Aptomat chống giật 15A
  • Aptomat chống giật 16A
  • Aptomat chống giật 20A
  • Aptomat chống giật 25A
  • Aptomat chống giật 30A
  • Aptomat chống giật 32A
  • Aptomat chống giật 40A
  • Aptomat chống giật 50A
  • Aptomat chống giật 60A
  • Aptomat chống giật 63A
  • Aptomat chống giật 100A

Cách sử dụng aptomat chống giật

Hướng dẫn lắp aptomat chống giật

Aptomat chống giật nên được lắp đặt trên thanh ray bên trong hộp điện hoặc tủ điện bảo vệ. Trước khi lắp đặt cần ngắt nguồn điện ở mạch điện có liên quan. Đấu nối dây dẫn đúng theo quy ước đầu vào (cấp nguồn) và đầu ra (tải tiêu thụ) của aptomat chống giật để tránh gây chập điện và nguy hiểm cho người sử dụng. Dây pha phải đấu nối vào cực có ký hiệu L, dây trung tính đấu nối vào cực có ký hiệu N. Đối với aptomat chống giật không có chức năng chống quá tải và ngắn mạch yêu cầu lắp đặt nối tiếp phía sau aptomat tổng MCB hoặc MCCB để đảm bảo an toàn khi xảy ra quá áp và ngắn mạch. Các đầu cực đấu nối dây dẫn nên sử dụng đầu cos nối dây điện, bắt vít chắc chắn để tránh lỏng lẻo gây phát sinh hồ quang điện.

Cách đấu dây aptomat chống giật

Khi đấu aptomat chống giật cần kiểm tra nguồn điện đảm bảo ngắt mạch an toàn. Trong quá trình đấu dây, cần kết nối đúng vị trí các dây pha vào cực P hoặc L và dây trung tính vào cực N. Sau khi đấu dây xong, kết thúc quá trình bằng cách kiểm tra lại điện trở dây dẫn bằng đồng hồ đo và đóng điện.

Cách kiểm tra aptomat chống giật

Test aptomat chống giật bằng cách nhấn nút TEST có sẵn trên mặt trước của CB để kiểm tra xem aptomat có ngắt mạch hay không, nếu ngắt mạch là bộ ngắt hoạt động bình thường. Vì aptomat chống giật là thiết bị bảo vệ quan trọng, nên người dùng luôn quan tâm đến việc kiểm tra định kỳ tình trạng và hoạt động bằng cách kiểm tra này.

Ký hiệu aptomat chống giật

Khi chọn mua aptomat chống giật để lắp đặt mới, bảo hành hoặc sửa chữa các bạn cần chú ý đến ký hiệu các thông số kỹ thuật và khả năng đáp ứng của chúng bao gồm:

  • Ký hiệu mã sản phẩm
  • Dòng điện định mức (A)
  • Dòng điện rò (mA)
  • Điện áp định mức (V)
  • Dòng cắt danh định (A hoặc kA)
  • Tiêu chuẩn sản xuất IEC, TCVN
  • Nút nhấn để test trạng thái hoạt động (T)
  • Cực đấu dây nóng và dây nguội (P, L, N, IN, OUT)

Mua aptomat chống giật ở đâu chất lượng, giá tốt

Mua aptomat chống giật ở đâu? Chọn mua nhiều loại aptomat chống giật chính hãng tại Khải Phát, từ thương hiệu bán chạy nhất của chúng tôi như Schneider, LS và Mitsubishi. Với các danh mục chi tiết trên trang web thietbikhaiphat.com sẽ giúp quý khách tìm kiếm đúng loại aptomat chống giật theo mong muốn một cách dễ dàng hơn. Quý khách cũng có thể liên hệ với bộ phận tư vấn bán hàng của chúng tôi, nếu không chắc chắn hoặc cần tìm hiểu rõ hơn về thông tin dòng aptomat chống giật đang quan tâm đến!

Các vấn đề thường gặp với Aptomat chống giật

Có nên lắp aptomat chống giật cho bình nóng lạnh?

Nên lắp đặt aptomat chống giật cho bình nóng lạnh để bảo vệ người sử dụng khỏi nguy cơ bị điện giật khi xảy ra sự cố rò điện. Lắp aptomat chống giật bình nóng lạnh là giải pháp an toàn để tránh gây chập điện làm ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người sử dụng. Đặc biệt, bình nóng lạnh thường được lắp đặt sử dụng trong môi trường ẩm ướt nên rất dễ xảy ra tình trạng rò rỉ điện gây nguy hiểm.

Aptomat chống giật cho bếp từ loại nào tốt?

Nên lắp đặt aptomat chống giật cho bếp từ loại có dòng rò định mức 30mA để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và bếp từ hoạt động ổn định. Đối với các loại bếp từ có công suất từ 1800W đến 3600W chọn aptomat có dòng định mức 20A; bếp từ có công suất trên 3600W chọn aptomat 30A; và bếp từ có nhiều vùng nấu tổng công suất có thể lên đến 7000W nên chọn aptomat có dòng định mức 30A đến 60A.

Aptomat chống giật bị nhảy nguyên nhân vì sao?

Aptomat chống giật bị nhảy do ba nguyên nhân chính: do quá tải nguồn điện, do nguồn điện chạm đất hoặc các chức năng bên trong aptomat bị hỏng.

Cách khắc phục aptomat chống giật hay bị nhảy như thế nào?

Khắc phục aptomat chống giật bị nhảy bằng các cách: kiểm tra tải có hoạt động bình thường không, kiểm tra công suất tải, kiểm tra điện trở đường dây dẫn điện.

Aptomat chống giật và chống chập là gì?

Aptomat chống giật và chống chập là loại aptomat vừa có khả năng bảo vệ tránh điện giật do dòng điện bị rò rỉ hoặc vô tình chạm vào. Ngoài chức năng chống giật, aptomat loại này còn có chức năng bảo vệ chống chập điện (ngắn mạch) để tránh xảy ra sự cố hỏa hoạn và cháy nổ.

Aptomat chống rò chống giật là gì?

Aptomat chống rò chống giật thực chất là tên gọi để chỉ aptomat loại chống giật. Bản chất của aptomat chống giật là khi phát hiện dòng điện rò xuống đất, thiết bị này sẽ ngắt mạch điện ngay lập tức, điều này đồng nghĩa là chống điện giật trong trường hợp dòng điện rò đi qua cơ thể người.

Aptomat chống giật tổng là gì?

Aptomat chống giật tổng là loại có dòng điện định mức lớn từ 50A, 60A, 63A đến 100A. Aptomat chống giật tổng thường được lắp đặt phía sau aptomat tổng của đường dây cấp nguồn vào tủ điện hoặc hộp điện.

Aptomat chống giật không nhảy vì sao?

Aptomat chống giật không nhảy do một số nguyên nhân sau: lắp đặt và đấu nối dây dẫn không đúng cực của aptomat, dòng rò định mức quá lớn so với đối tượng cần được bảo vệ, cảm biến dòng rò bên trong aptomat bị hỏng.

Aptomat chống giật có bảo vệ quá tải không?

Ngoài chức năng ngắt mạch điện khi phát hiện dòng điện rò xuống đất để bảo vệ người bị điện giật. Aptomat chống giật RCBO và ELCB còn có chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch tương tự như aptomat thông thường.

Phân phối thiết bị điện chính hãng

Thiết bị điện nhập khẩu chính hãng

Giá thành sản phẩm tối ưu nhất

Điều khoản thanh toán linh hoạt

Giao hàng nhanh đúng tiến độ

Dịch vụ sau bán hàng chu đáo

Trung thực và uy tín tạo niềm tin

Chọn tập tin