CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ KHẢI PHÁT

Đầu cosse nối dây điện Đang cập nhật...

Đầu cos nối dây điện là lựa chọn thiết yếu cho tất cả các ứng dụng đấu nối cáp trong lĩnh vực điện. Với thị trường đầu cos hiện nay rất đa dạng về chủng loại, để đưa ra lựa chọn đúng đắn có thể khó hơn bạn nghĩ. Việc lựa chọn đầu cos điện phù hợp là điều cần thiết để đảm bảo liên kết điện bền vững và an toàn. Loại đầu cos nối dây điện bằng cách tạo hình ép nguội là phổ biến nhất trong ngành kỹ thuật điện hiện nay. Bài viết tổng quan này cung cấp thông tin chi tiết về các loại đầu cos dây điện phổ biến được sử dụng cho dây dẫn đồng và nhôm. Đồng thời giải thích những tiêu chí quan trọng để chọn mua đầu cosse đúng cách và sử dụng lâu dài.

Đầu cos là gì

Đầu cos là phụ kiện dẫn điện được dùng để kết nối cáp điện với thiết bị điện, kết nối cáp điện với cáp điện, hay kết nối cáp điện với các bề mặt kết cấu khác nhau. Đầu cos khi được lắp đặt thích hợp cho phép cung cấp và phân phối dòng điện liên tục mà không có bất kỳ cản trở nào xảy ra giữa các điểm tiếp xúc của mối nối, là giải pháp kết nối điện an toàn, chắc chắn và bền vững theo thời gian. Đầu cos điện được thiết kế để lắp đặt dễ dàng bằng bu lông và linh hoạt tháo ra khi sửa chữa hoặc bảo trì, vị trí đầu cos được lắp đặt là khi các phương pháp kết nối cố định hay trực tiếp không khả thi hoặc không cần thiết. Ngoài ra, đầu cos còn được gọi là đầu cốt, đầu cosse, cable lug hoặc là terminal lug.

Phân loại đầu cos nối dây điện

Đầu cos được phân loại dựa trên vật liệu được dùng để sản xuất đầu cos. Vật liệu đầu cosse là yếu tố quyết định tính dẫn điện và hạn chế tối đa ăn mòn điện hóa xảy ra khi tiếp xúc giữa hai kim loại khác nhau, đảm bảo kết nối bền vững và lâu dài. Đầu cos phải có vật liệu phù hợp với vật liệu dây dẫn và vật liệu của bản cực thiết bị điện tại điểm tiếp xúc để đồng bộ về lý tính. Dưới đây là ba loại vật liệu đầu cosse nối dây điện được sử dụng phổ biến nhất hiện có.

Đầu cos đồng

Đầu cos nối dây điện bằng đồng được sản xuất từ ống đồng, hoặc thanh kim loại đồng rắn tinh khiết 99,9% có độ dẫn điện cao. Bề mặt đầu cosse đồng được mạ thiếc để chống oxi hóa và chống ăn mòn vượt trội, có phạm vi nhiệt độ hoạt động từ âm 55°C đến 155°C. Phía đuôi ống đầu cos cũng được khoét miệng rộng để chèn cáp vào trong dễ dàng hơn và một lỗ kiểm tra nhỏ ở đầu còn lại để kiểm tra độ dài cáp được chèn vào đạt yêu cầu. Đầu cos đồng thường được sử dụng cho các loại cáp dẫn và các đầu cực thiết bị bằng đồng.

Đầu cos nhôm

Đầu cos nối dây điện bằng nhôm được sản xuất từ thanh kim loại nhôm rắn, hoặc ống nhôm rỗng 99,6% thành phần nhôm nguyên chất có độ dẫn điện cao. Đầu cosse nhôm được chế tạo từ vật liệu rắn nên chúng thích hợp để sử dụng ngoài trời, với các đầu được làm kín để hạn chế tiếp xúc hơi nước gây ăn mòn điện hóa. Bên trong các ống của đầu cosse được cung cấp sẵn mỡ dẫn điện để chống oxi hóa và tăng cường tiếp xúc điện và được bịt kín bằng nắp cuối. Đối với đầu cos nhôm chuyên dùng đấu nối cho cáp nhôm và bản cực thiết bị bằng nhôm, kích thước tiêu chuẩn luôn được sản xuất sẵn, ngoài ra các kích thước khác có thể được sản xuất theo yêu cầu của khách hàng.

Đầu cos đồng nhôm

Đầu cos đồng nhôm còn được gọi là đầu cos lưỡng kim đồng-nhôm, thích hợp cho các kết nối chuyển tiếp giữa cáp nhôm dẫn điện với các đầu cực thiết bị bằng đồng hoặc ngược lại. Đầu cosse đồng nhôm được chia làm hai phần, một phần bằng nhôm được dùng để kết nối với dây dẫn nhôm hoặc bản cực nhôm của thiết bị, một phần còn lại bằng đồng được dùng để kết nối với dây dẫn đồng hoặc bản cực bằng đồng của thiết bị. Điểm tiếp xúc giữa hai phần đồng và nhôm của đầu cosse được thực hiện bằng quy trình hàn ma sát có ứng suất mối hàn cao, hiệu suất dẫn điện tốt, chống ăn mòn điện hóa và tuổi thọ lâu dài. Loại đầu cosse đồng nhôm này được dùng trong trường hợp điểm tiếp xúc giữa hai kim loại khác nhau và còn được gọi là đầu cos lưỡng kim.

Tấm lưỡng kim đồng nhôm

Tấm lưỡng kim đồng nhôm là vật liệu được dùng thay thế cho đầu cos đồng nhôm trong một số trường hợp mà đầu cosse đồng nhôm không đáp ứng được. Tấm lưỡng kim đồng nhôm có cấu tạo một mặt là đồng, mặt còn lại là nhôm được dùng làm tấm lót giữa hai mặt tiếp xúc của đầu cos và bản cực thiết bị để chống ăn mòn điện hóa. Khi sử dụng kèm với đầu cos đồng thì bề mặt đồng của tấm lưỡng kim sẽ tiếp xúc với bề mặt đầu cos, bề mặt còn lại sẽ tiếp xúc với bản cực thiết bị bằng nhôm. Trong trường hợp sử dụng kèm với đầu cos nhôm, bề mặt nhôm của tấm lưỡng kim sẽ tiếp xúc với bề mặt đầu cosse, bề mặt còn lại sẽ tiếp xúc với bản cực thiết bị bằng đồng.

Các loại đầu cos điện chuyên dụng

Có rất nhiều loại đầu cos nối dây điện có sẵn trên thị trường, để lựa chọn đúng, bạn nên biết các chức năng và ứng dụng của chúng. Bởi vì mối liên kết của cáp với đầu cosse là một vấn đề quan trọng liên quan đến tuổi thọ và an toàn của hệ thống điện được lắp đặt. Theo các nghiên cứu, phần lớn các sự cố về điện là do lỗi kết nối, sử dụng đầu cos đúng cách sẽ giảm thiểu những vấn đề này. Các loại đầu cos nối dây điện sẽ khác nhau tùy theo ứng dụng của từng ngành. Có rất nhiều lựa chọn đầu cosse cho mọi tình huống lắp đặt từ cấu trúc thân, mặt cắt, cách điện và hình thức lắp đặt, cụ thể như sau.

Đầu cos bắt bu lông

Đầu cos bắt bu lông là loại đầu cosse thực hiện kết nối với dây dẫn theo kiểu siết chặt bằng bu lông, trên thân ống của đầu cos loại này được thiết kế sẵn hai lỗ ren hoặc bốn lỗ ren và bu lông được tích hợp kèm theo. Khi lắp đặt chỉ việc nới lỏng bu lông sau đó chèn cáp vào bên trong ống và siết chặt lại. Chúng phù hợp với dây và cáp dẫn cỡ lớn, điện áp cao, thường được làm bằng đồng hoặc nhôm điện phân cao cấp.

Đầu cos ép

Đầu cosse ép là loại đầu cos liên kết với dây dẫn theo kiểu tạo hình ép nguội bằng đầu ép cos thủy lực chuyên dụng. Đầu cos ép có nhiều loại khác nhau, được làm bằng đồng hoặc nhôm có độ dẫn điện cao, đầu cực kết nối bằng cách bắt bu lông. Chúng có thể được thiết kế sẵn một lỗ, hai lỗ hoặc ba lỗ bắt bu lông để cung cấp kết nối linh hoạt, trong trường hợp tiếp xúc giữa hai kim loại khác nhau nó có thể được cung cấp kèm theo một tấm lưỡng kim để chống ăn mòn. Các đầu cosse ép loại ngắn thường chỉ có cấu tạo một lỗ, đây là loại được sử dụng cho các thiết bị đóng cắt và cấp nguồn thiết bị, đặc biệt là trong hệ thống phân phối điện.

Đầu cos ghim

Đầu cosse ghim còn gọi là đầu cos đực cái, là loại đầu nối cáp có dạng một đầu đực và một đầu cái ghim vào nhau tạo thành một cặp để kết nối hoặc ngắt kết nối dây dẫn. Đầu đực được thiết kế có hình dạng phù hợp với đầu cái thân rỗng có cùng kích thước để tạo ra một kết nối an toàn và chất lượng cao. Đầu cos ghim có nhiều hình dạng khác nhau, mang lại một ưu điểm riêng tùy thuộc vào ứng dụng, điển hình như đầu cos ghim dạng tròn và dạng dẹp. Kết nối đực cái hợp nhất này làm cho đầu cosse ghim có độ bền và độ dẫn điện tối đa. Phương pháp này cho phép sử dụng để ngắt kết nối các thành phần điện tử khỏi mạch một cách nhanh chóng và đáng tin cậy

  • Đầu cos ghim dẹp còn gọi là đầu cos ghim capa dẹp
  • Đầu cos ghim tròn còn gọi là đầu cos ghim capa tròn

Đầu cos tròn

Đầu cosse tròn là loại đầu cos có một đầu là ống kim loại ngắn để luồn cáp, đầu còn lại là một vòng kim loại phẳng hình tròn. Đầu ống kim loại của đầu cos tròn là một ống rỗng, nơi dây dẫn được luồn vào và ép lại. Tiếp điểm hoặc đầu kết nối là một vòng phẳng có lỗ trung tâm để kết nối bằng bu lông. Đầu cosse tròn được sản xuất dưới hai dạng có cách điện hoặc không cách điện.

  • Đầu cos tròn trần
  • Đầu cos tròn phủ nhựa

Đầu cos nối thẳng

Đầu cosse nối thẳng là một ống kim loại bao gồm hai đầu rỗng để luồn dây dẫn vào bên trong và ép chặt lại, ống kim loại này có thể được bọc cách điện hoặc không bọc cách điện. Đầu cos ống được kết nối bằng cách chèn các đầu dây dẫn đã tước vỏ bọc vào cả hai phía của đầu cos, sau đó sử dụng công cụ ép chặt cả hai phía đầu cos để tạo kết nối chặt chẽ giữa các dây dẫn với nhau. Đầu cosse thẳng có thể được sử dụng để thay đổi, kéo dài hoặc sửa chữa các tuyến dây dẫn trong mạch điện.

Đầu cos pin

Đầu cos pin và đầu cos kim là tên gọi chung cho một loại đầu cosse kết nối nhanh chóng và dễ dàng trong các ứng dụng sử dụng vít định vị hoặc kẹp để tiếp xúc điện với dây dẫn. Đầu cos pin đơn giản hóa việc chèn dây dẫn vào các khối domino đầu cuối và các thành phần khác, ngăn chặn sự gập lại của các sợi đồng dây dẫn, đảm bảo tiếp xúc điện tối đa và kết nối chắc chắn hơn so với khi cắm đầu dây dẫn trực tiếp. Đầu cosse pin được sản xuất dưới các hình thức khác nhau, bao gồm:

  • Đầu cos pin đặc còn gọi là đầu cos pin tròn
  • Đầu cos pin dẹp được gọi là đầu cos dẹp hoặc đầu cos kim dẹt
  • Đầu cos pin rỗng hay còn gọi đầu cos kim rỗng và được chia làm hai loại là: đầu cosse pin rỗng đơn dùng cho kết nối một dây dẫn và đầu cosse pin rỗng đôi sử dụng cho kết nối hai dây dẫn cùng một lúc.

Đầu cos chữ y

Đầu cosse chữ y còn được gọi là đầu cos chĩa. Có cấu tạo đầu kết nối với dây dẫn là ống rỗng, nơi cáp được luồn vào bên trong và bấm chặt lại. Đầu tiếp xúc hoặc là đầu kết nối hình dạng phẳng chữ Y có lỗ bắt bu lông ở trung tâm. Đầu cos chữ Y có hai loại cách điện và không cách điện, còn gọi là.

  • Đầu cos chữ y trần
  • Đầu cos chữ y bọc nhựa

Đầu cos được sử dụng ở các cấp điện áp nào

Hệ thống điện Việt Nam được phân cấp điện áp thành ba cấp là điện cao thế, trung thế và hạ thế. Trong trường hợp sử dụng đầu cos ở cấp điện áp thấp để lắp đặt cho cấp điện áp cao hơn, sẽ dẫn đến hiện tượng quá dòng làm nóng chảy đầu cosse và nguy hiểm hơn là gây cháy nổ hư hỏng thiết bị. Trong trường hợp ngược lại, sẽ gây lãng phí và thậm chí không phù hợp kích thước để lắp đặt. Do đó để đảm bảo an toàn và tránh những rủi ro, thiệt hại về người và tài sản chúng ta cần chọn đầu cosse phù hợp với cấp điện áp sử dụng, cụ thể như sau:

Đầu cos cao thế

Đầu cos nối dây điện cao thế đáp ứng được các cấp điện áp từ 110kV, 220kV đến 500kV. Thông thường là các đầu cos nhôm có kích thước lớn thường được dùng để đấu lèo dây dẫn điện từ đường dây cao thế vào trạm biến áp (còn gọi là đầu cosse thẻ bài, đầu cosse lèo). Hoặc là các đầu cosse đồng cỡ lớn được sử dụng đấu nối dây dẫn với đầu cực máy biến áp truyền tải (còn gọi là đầu cos máy biến áp). Hoặc là các đầu cos đấu nối dây dẫn với thiết bị điện cao thế phần nhất thứ trong trạm biến áp (còn gọi là kẹp cực thiết bị trạm biến áp).

Đầu cos trung thế

Đầu cos nối dây điện trung thế có khả năng đáp ứng được cấp điện áp từ 22kV đến 35kV. Điển hình là các đầu cosse đồng sử dụng để đấu nối đầu cáp ngầm trung thế hay đấu nối tủ phân phối trung thế và các thiết bị điện trung thế. Một số đầu cos trung thế loại ống nối được sử dụng liên kết dây dẫn trong các hộp nối cáp ngầm quấn keo đổ nhựa.

Đầu cos hạ thế

Đầu cos nối dây điện hạ thế đáp ứng cấp điện áp từ 0.4kV đến 1kV, so với đầu cosse trung thế và cao thế đây là loại đầu cos có cấp điện áp được sử dụng phổ biến nhất trong hệ thống điện và điều khiển tại Việt Nam. Thông thường đầu cosse hạ thế được phân loại thành hai nhóm chuyên biệt như sau:

  • Đầu cos hạ thế mạch điều khiển : Còn gọi là đầu cos điều khiển hoặc đầu cos nhị thứ, đây là dòng đầu cosse có kích thước nhỏ điển hình như đầu cos tròn, đầu cos ghim và đầu cos pin. Đầu cosse điều khiển chuyên dùng đấu nối cho dây dẫn có tiết diện nhỏ trong các tủ điều khiển, các bo mạch điện tử, hay trong các mạch nhị thứ của thiết bị điện cao áp.
  • Đầu cos hạ thế mạch động lực : Là nhóm đầu cos có kích thước lớn hơn đầu cos điều khiển, được sử dụng đấu nối cho các dây dẫn cấp nguồn có tiết diện lớn trong hệ thống cung cấp điện hạ thế và thiết bị động lực. Chẳng hạn như đầu cos đấu nối motor điện, đấu nối thiết bị điện đóng cắt bảo vệ aptomat, đầu cực ắc quy. Đầu cosse hạ thế loại này bao gồm luôn cả đầu cos tiếp địa chuyên dùng đấu nối dây tiếp địa với các bảng điện cực bằng đồng, hoặc đấu nối dây tiếp địa với thiết bị điện, hoặc kết cấu giá đỡ thiết bị.

Phân biệt đầu cos trần và đầu cos bọc nhựa

Đầu cos trần

Đầu cosse trần là loại đầu cos không bọc cách điện, được sử dụng lắp đặt ở những vị trí không yêu cầu phải cách điện, những nơi người vận hành không tiếp xúc hoặc tiếp xúc khi nguồn điện đã cắt. Đầu cos trần không cách điện mang lại liên kết chắc chắn hơn, thường dễ sử dụng đối với các loại kìm ép cos. Mặt khắc, đầu cosse trần là một giải pháp tiết kiệm chi phí hơn so với đầu cos bọc nhựa cùng loại.

  • Đầu cos đồng mạ thiếc
  • Đầu cos đồng đỏ
  • Đầu cos nhôm

Đầu cos bọc nhựa

Khá phổ biến ở cáp nhiều sợi là lớp cách điện của mỗi ruột dẫn có màu khác nhau. Việc phân loại màu sắc cách điện như vậy giúp lắp đặt dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều. Nó cũng thuận lợi để xác định thứ tự pha, đầu vào và đầu ra tương ứng, đặc biệt là trong các thiết bị điện phức tạp với nhiều đầu vào và đầu ra như tủ điện. Đó là lý do tại sao đầu coss bọc nhựa phải chú ý đến màu sắc đồng nhất với màu sắc của dây dẫn khi lắp đặt. Dưới đây là các màu sắc tiêu chuẩn của đầu cos phủ nhựa được quy định:

  • Đầu cos màu đỏ
  • Đầu cos màu vàng
  • Đầu cos màu xanh dương
  • Đầu cos màu xanh lá
  • Đầu cos màu xám
  • Đầu cos màu cam
  • Đầu cos màu đen

Lắp đặt đầu cos nối dây điện như thế nào là hiệu quả

Khi lựa chọn đầu cos để kết nối dây dẫn điện hoặc cáp, chúng ta thường phải biết kích thước chính xác của loại cáp được kết nối, cũng như kích thước hình học của đầu cực thiết bị điện. Các cân nhắc khác là liệu đầu cosse có yêu cầu cách điện, bảo vệ chống ăn mòn hay không và phương pháp lắp đặt nào được yêu cầu, ví dụ như bấm cos, ép cos hoặc bắt bu lông.

Đầu cos được lắp đặt phải có kích thước phù hợp với tiết diện của dây dẫn

Để đảm bảo tiếp xúc điện tốt nhất và chịu lực cơ học lâu dài, tiết diện đầu cos phải phù hợp với tiết diện của dây dẫn. Một khi các đầu cos quá lớn so với dây dẫn sẽ dẫn đến lỏng mối nối, không chắc chắn, gây phát sinh tia lửa điện và cháy nổ. Trường hợp ngược lại đầu cosse quá nhỏ sẽ không gắn vừa dây dẫn cần thiết, một số nhân công còn cắt giảm tiết diện dây dẫn để đấu nối làm cho mối nối không đáp ứng được dòng điện định mức, gây phát nóng lâu ngày làm già hóa mối nối. Dưới đây là danh mục tiết diện đầu cosse được sử dụng phổ biến nhất.

  • Đầu cos 0.5mm2 - 1.5mm2 - 2.5mm2 - 4.0mm2 - 5.5mm2 - 6.0mm2 kích thước nhỏ dùng cho dây tín hiệu, điều khiển…
  • Đầu cos 10mm2 - 25mm2 - 35mm2 - 70mm2 - 95mm2 - 120mm2 - 150mm2 kích thước trung bình, cấp nguồn động lực…
  • Đầu cos 185mm2 - 240mm2 - 300mm2 - 500mm2 kích thước lớn sử dụng cho cho dây dẫn điện áp cao…

Đối với cáp nhiều sợi vặn xoắn, có hai tiêu chuẩn sản xuất cần quan tâm là cáp dạng nén và cáp không nén. Mặc dù hai loại cáp này cùng đáp ứng một mức công suất dòng điện, nhưng cáp nén được bện và nén chặt hơn dẫn đến tiết diện thường nhỏ hơn so với cáp không được nén chặt. Điều này dẫn đến trường hợp một số đầu cos có cùng tiết diện nhưng lắp đặt phù hợp đối với cáp nén và không sử dụng được cho cáp không nén.

  • Đầu cosse cho cáp nén
  • Đầu cosse cho cáp không nén

Đầu cos phải có cấu tạo phù hợp với thiết kế hình học của bản cực thiết bị

Thông thường nhà sản xuất sẽ thiết kế đầu cực thiết bị điện theo tiêu chuẩn chung. Để chắc chắn lắp đặt phù hợp với bản cực và khe hẹp tại vị trí đặt đầu cos của thiết bị, chúng ta cần kiểm tra kích thước, kiểu dáng của bản cực thiết bị và số lượng lỗ bắt bu lông liên kết trước khi chọn đầu cosse. Đối với cấp điện áp hạ thế, đầu cực thiết bị thường liên kết với đầu cos bằng một lỗ bắt bu lông. Trong khi với cấp điện áp trung thế, đầu cực thiết bị thường được liên kết với đầu cos bằng hai hoặc ba lỗ bắt bu lông. Còn đối với điện áp cao thế, đầu cực thiết bị thường liên kết với đầu cosse từ bốn bu lông, tám bu lông và cho đến 12 bu lông, kích thước bản cực loại này cũng lớn hơn rất nhiều.

  • Đầu cosse 1 lỗ - đầu cosse 2 lỗ - đầu cosse 3 lỗ - đầu cosse 4 lỗ và đầu cosse 8 lỗ

Làm thế nào để lắp đặt các loại đầu cos điện

Tất cả các loại đầu cos, không phân biệt loại nào, chỉ có thể được kết nối với dây dẫn đúng cách khi sử dụng dụng cụ ép cos phù hợp. Dụng cụ ép cos không chính xác hoặc quá trình thực hiện không đúng cách có thể làm tăng điện trở của mối nối, làm tăng nhiệt độ và thậm chí là cháy nổ. Thông thường, dụng cụ ép cos bao gồm hai loại kìm bấm cos và bộ ép cos thủy lực.

Sử dụng kìm bấm cos đa năng

Kìm bấm cos là dụng cụ để cố định đầu cos và cáp vào đúng vị trí cho phép bằng cách sử dụng lực ép tạo ra nếp uốn chắc chắn và hiệu quả. Kìm bấm cos là dụng cụ có mức giá thấp và dễ sử dụng, thường đáp ứng với các đầu cos nhỏ có tiết diện từ 0.25mm² - 10mm². Thông thường, kìm bấm cos còn được tích hợp chức năng cắt và tuốt vỏ dây điện kèm theo, đây không phải là giải pháp được đề xuất trong các ứng dụng đầu cos lớn hoặc yêu cầu ép cos có độ chính xác cao.

Sử dụng kìm bấm cos thủy lực

Kìm bấm cos thủy lực cung cấp lực ép mạnh mẽ, có thể ép dây dẫn và đầu cos một cách dễ dàng, dễ sử dụng hơn nhiều so với kìm bấm cos bằng tay. Tính năng hoạt động an toàn, công suất ép tối đa từ 10 tấn đến 20 tấn với bộ khuôn ép hình lục giác được làm bằng thép cứng mạ crôm. Bộ khuôn ép có thể thực hiện ép các loại cos có kích thước từ 10, 25, 35, 70, 95, 120, 150, 185, 240, 300 cho đến 500mm2.

Sử dụng phụ kiện đầu cos

Phụ kiện đầu cos là các thành phần được sử dụng để lắp đặt, đánh dấu, bảo vệ cách điện hoặc nâng cao chức năng của đầu cos sau khi lắp đặt. Các loại phụ kiện đầu cosse được lựa chọn theo những chức năng khác nhau, bao gồm:

  • Ống lồng đầu cos
  • Máy in ống lồng đầu cos
  • Thẻ đeo cáp inox
  • Thẻ đeo cáp nhựa
  • Mũ chụp đầu cos

Cách nhận biết đầu cos chất lượng và kém chất lượng

Nhận biết đầu cos nối dây điện chất lượng

Kiểm tra về trực quan bên ngoài không bị trầy xước bề mặt, lớp mạ dày, các vị trí đầu mép bản cực và mép lổ bắt bulong được làm kín để hạn chế tối đa sự xâm nhập của hơi nước. Vì bên ngoài thường phủ lớp mạ nên cắt đầu cos mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra màu sắc vật liệu là đồng hay nhôm, đuôi ống đầu cos phải tròn đều không bị bóp méo. Đo kiểm độ dày thành ống và cân nặng của đầu cosse đúng với tiêu chuẩn nhà sản xuất đưa ra.

Nhận biết đầu cos nối dây điện kém chất lượng

Thường nhìn trực quan ta sẽ thấy bề mặt không được nhẵn hay lớp mạ quá mỏng, đuôi ống đầu cos hay bị méo mó không tròn đều. Đặc biệt hơn các đầu cosse giá rẻ thường là mỏng hơn so với tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất. Các vị trí đầu mép bản cực và vị trí mép lỗ bắt bulong có khe hở không được ép kín dễ bị tác động do hơi nước xâm nhập vào bên trong. Cân nặng cũng nhẹ hơn nhiều so với đầu cos tiêu chuẩn có cùng kích thước một phần do thành ống đầu cos mỏng và ngắn hơn đầu cos tiêu chuẩn. Thường sử dụng đồng và nhôm giá rẻ pha lẫn tạp chất nên khi cắt mẫu ra kiểm tra màu sắc vật liệu đầu cosse sẽ không sáng, không đều màu như đồng hay nhôm tinh khiết.

Nên kiểm tra trực quan mẫu đầu cos ngẫu nhiên

Kiểm tra bề mặt đầu cos không bị trầy xước, đuôi ống đầu cos tròn đều và không bị biến dạng. Ở vị trí mép bản cực đầu cosse và mép lỗ bắt bulong phải kín không có khe hở. Mặt khác, có thể lấy mẫu đầu cosse ngẫu nhiên cắt ra kiểm tra vật liệu bên trong là đồng hay nhôm hay là hợp kim pha trộn tạp chất dựa vào màu sắc kim loại nhìn thấy được…

Liên hệ báo giá đầu cos nối dây điện chính hãng

Thiết bị điện Khải Phát là một trong những nhà sản xuất, nhập khẩu và cung cấp đầu cos nối dây điện hàng đầu tại Việt Nam. Đầu cosse điện được sản xuất từ nguồn vật liệu đồng, nhôm và hợp kim đồng-nhôm chất lượng cao. Các loại đầu cos này đáp ứng các tiêu chuẩn ngành điện, được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp năng lượng khác nhau. Chúng tôi cung cấp đủ các loại kích thước kích thước và thiết kế khác nhau theo yêu cầu, với giá tốt nhất thị trường.

Phân phối thiết bị điện chính hãng

Thiết bị điện nhập khẩu chính hãng

Giá thành sản phẩm tối ưu nhất

Điều khoản thanh toán linh hoạt

Giao hàng nhanh đúng tiến độ

Dịch vụ sau bán hàng chu đáo

Trung thực và uy tín tạo niềm tin

Chọn tập tin