CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ KHẢI PHÁT

Thiết bị cảm biến Đang cập nhật...

Cảm biến là thiết bị phát hiện và sau đó phản hồi tín hiệu dựa theo một số đầu vào nhận được từ môi trường vật lý. Đầu vào của cảm biến có thể ở bất kỳ dạng nào như nhiệt độ, ánh sáng, áp suất, độ ẩm, chuyển động và các yếu tố môi trường khác. Thiết bị Khải Phát là nhà cung cấp đủ loại cảm biến được sử dụng trong các ngành công nghiệp, thiết bị gia dụng và nhiều lĩnh vực khác nhau. Cùng tìm hiểu về các loại cảm biến được sử dụng phổ biến hiện nay để giúp công việc trở nên thuận lợi hơn.

Cảm biến là gì

Cảm biến là thiết bị để thu thập thông tin, đo đạc tín hiệu, theo dõi sự biến thiên của các trạng thái trong quá trình thực hiện chức năng đo lường và điều khiển hệ thống. Các trạng thái này thường là các đại lượng không điện áp như nhiệt độ, tốc độ, áp suất, lưu lượng hay là độ dịch chuyển. Đây cũng là các biến trạng thái đặc trưng trong các hệ thống đo lường và điều khiển. Để hiểu rõ hơn về cảm biến, cần nắm bắt được tính năng và ứng dụng cũng như cách thức hoạt động các loại cảm biến sau đây.

Phân loại cảm biến

Có nhiều loại cảm biến có các vai trò khác nhau để thực hiện các hoạt động từ đơn giản đến phức tạp. Cách phân loại cảm biến sau đây dựa trên kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực này, và đây là cách phân loại cảm biến thích hợp nhất:

Theo đại lượng vào và ra của cảm biến

  • Cảm biến điện – điện
  • Cảm biến không điện – điện
  • Cảm biến khí nén – điện

Theo tính chất vật lý của cảm biến

  • Cảm biến điện trở
  • Cảm biến điện từ
  • Cảm biến tĩnh điện
  • Cảm biến nhiệt điện
  • Cảm biến điện tử - ion
  • Cảm biến điện hóa
  • Cảm biến y sinh

Theo nguồn điện của cảm biến

  • Cảm biến phát điện
  • Cảm biến thụ động

Theo phương pháp đo của cảm biến

  • Cảm biến biến đổi trực tiếp
  • Cảm biến kiểu bù

Các loại cảm biến thông dụng

Với sự phát triển không ngừng nghỉ trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật đo lường và điều khiển, cảm biến được phát triển với số lượng và chủng loại rất đa dạng. Có nhiều loại cảm biến khác nhau được sử dụng hàng ngày như cảm biến áp suất, hồng ngoại, từ, nhiệt độ, điện dung… Trong phần dưới đây là một trong số các loại cảm biến thông dụng được mô tả:

  • Cảm biến áp suất
  • Cảm biến hồng ngoại
  • Cảm biến tiệm cận
  • Cảm biến quang
  • Cảm biến mực nước
  • Cảm biến siêu âm
  • Cảm biến từ
  • Cảm biến nhiệt
  • Cảm biến độ ẩm
  • Cảm biến tốc độ
  • Cảm biến vị trí
  • Loadcell

Cảm biến áp suất

Được chia thành hai loại đo áp suất chất lỏng và áp suất chất khí, chúng đo theo giải pháp trực tiếp hoặc gián tiếp giống như đo lực. Cảm biến áp suất rất đa dạng để đáp ứng tốt nhất với từng trường hợp cụ thể.

Cảm biến hồng ngoại

Sử dụng tia hồng ngoại phát ra từ cảm biến và đo lượng ánh sáng hồng ngoại phản hồi trở lại trong môi trường xung quanh để nhận diện đối tượng.

Cảm biến tiệm cận

Có thể phát hiện sự xuất hiện của các đối tượng gần đó mà không cần tiếp xúc vật lý nào. Hoạt động cảm biến tiệm cận bằng cách phát trường điện từ hoặc chùm bức xạ điện từ và tìm kiếm sự thay đổi từ trường hoặc tín hiệu phản hồi.

Cảm biến quang

Hoạt động khi xảy ra hiện tượng giải phóng các hạt dẫn dưới tác dụng của ánh sáng gây nên hiệu ứng quang điện làm thay đổi tính chất điện của vật liệu.

Cảm biến mực nước

Đo mức thay đổi liên tục hoặc xác định ngưỡng. Đo liên tục tín hiệu cho biết thể tích lưu chất còn lại trong bồn chứa, đo theo ngưỡng đưa ra tín hiệu để đánh giá tình trạng mức có đạt hay không để điều khiển quá trình làm việc của bồn chứa.

Cảm biến siêu âm

Hoạt động dựa trên sóng siêu âm, về nguyên lý cũng tương tự như cảm biến áp suất hay nhiệt độ, cảm biến siêu âm được sử dụng để đo khoảng cách hoặc tốc độ. Trong y học còn được sử dụng để siêu âm chẩn đoán hình ảnh.

Cảm biến từ

Hoạt động dựa trên quy luật điện từ. Đại lượng cần đo làm thay đổi giá trị điện cảm, hỗ cảm, từ thông hoặc độ từ thẩm của lõi thép và cuộn dây.

Cảm biến nhiệt

Đại lượng đo là nhiệt độ. Hoạt động dựa trên nguyên lý khi nhiệt độ thay đổi làm thay đổi tính chất vật lý của vật thể, các tính chất thay đổi đó được ứng dụng để thiết kế chế tạo cảm biến nhiệt độ.

Cảm biến độ ẩm

Kiểm soát độ ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, công nghệ, điều khiển và thiết kế chế tạo. Bằng hiện tượng vật lý hoặc tính chất của vật có liên quan để xác định độ ẩm.

Cảm biến tốc độ

Để đo vận tốc, gia tốc, độ rung dựa trên các phép đo điện từ, điện dung, áp điện, biến trở để tích phân gia tốc hoặc tính khoảng rời bằng tích phân tốc độ theo thời gian.

Cảm biến vị trí

Để xác định vị trí và dịch chuyển đối tượng dựa trên mối tương tác giữa đối tượng và cảm biến bằng từ trường, điện từ và ánh sáng.

Cảm biến loadcell

Loadcell là cảm biến tải trọng hay còn gọi là cảm biến lực, là thiết bị đo trọng lực tác dụng lên một loadcell bằng cách chuyển đổi lực đã tác dụng thành tín hiệu điện có độ lớn tỷ lệ thuận với lực đo được. Hiện nay cảm biến lực có nhiều loại khác nhau như thủy lực, khí nén và biến dạng.

Ứng dụng của cảm biến

Cảm biến có vai trò quan trọng trong các ứng dụng quá trình điều khiển nói riêng và trong các hệ thống điều khiển tự động hóa nói chung. Là thiết bị có khả năng cảm nhận các tín hiệu điều khiển vào, ra, có vai trò đo đạc các giá trị và giới hạn cảm nhận với đại lượng vật lý cần đo.

Cảm biến chuyển đổi hiện tượng vật lý thành điện áp tương tự có thể đo được, hoặc đôi khi là tín hiệu kỹ thuật số được chuyển đổi thành màn hình hiển thị mà con người có thể đọc được hoặc được truyền đi để đọc hoặc xử lý trong các ứng dụng sau:

  • Máy đo lực kéo: để đo sức căng trên một vật thể, ví dụ như áp suất, lực kéo, nén, trọng lượng…
  • Cảm biến lực: để đo trọng lượng và tải trọng của vật thể
  • Cảm biến vị trí: được sử dụng để đo sự dịch chuyển trong khoảng cách
  • Gia tốc kế: đo độ rung và độ sốc
  • Micrô: để bắt sóng âm thanh
  • Đầu dò dòng điện: để đo dòng điện AC hoặc DC
  • Máy biến điện áp: để đo hiệu điện thế điện áp cao
  • Cảm biến máy ảnh: được sử dụng để chụp ảnh.
  • Cảm biến kỹ thuật số: được sử dụng để đếm bật / tắt rời rạc, mã hóa tuyến tính và quay, đo vị trí…
  • Cảm biến quang học: được sử dụng để phát hiện ánh sáng, truyền dữ liệu và thay thế các cảm biến thông thường khác.
  • Cảm biến định vị GPS: được sử dụng để nắm bắt vị trí dọc, vĩ độ dựa trên GPS, và các hệ thống định vị vệ tinh khác.
  • Và vô số các ứng dụng khác của cảm biến.

Liên hệ báo giá thiết bị cảm biến chính hãng

Khải Phát là công ty chuyên cung cấp các thiết bị cảm biến cho tất cả các loại ngành công nghiệp. Chúng tôi đã dành nhiều thời gian trong lĩnh vực kinh doanh và phát triển sản phẩm, để đảm bảo cung cấp các dòng cảm biến chất lượng cao và chính xác cho khách hàng.

Chúng tôi có kinh nghiệm cung cấp các thiết bị cảm biến, hệ thống giám sát tiêu chuẩn hoặc tùy chỉnh, cũng như cung cấp giải pháp kỹ thuật chuyên nghiệp trong ứng dụng tự động hóa và điều khiển.

Đối với các ngành công nghiệp hiện nay, cảm biến là thành phần rất quan trọng. Vì chúng được sử dụng để giảm bớt công sức của con người và cung cấp khả năng tự động hóa ngày càng cao. Liên hệ báo giá cảm biến tại điện Khải Phát!

Phân phối thiết bị điện chính hãng

Thiết bị điện nhập khẩu chính hãng

Giá thành sản phẩm tối ưu nhất

Điều khoản thanh toán linh hoạt

Giao hàng nhanh đúng tiến độ

Dịch vụ sau bán hàng chu đáo

Trung thực và uy tín tạo niềm tin

Chọn tập tin