CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ KHẢI PHÁT

Động cơ điện và truyền động Đang cập nhật...

Động cơ điện và truyền động được ứng dụng rất nhiều trong hệ thống tự động hóa để giúp chúng hoạt động. Một trong những yêu cầu phổ biến hơn hết là động cơ motor điện, chuyển đổi năng lượng điện thành chuyển động cơ học. Chính động cơ này cung cấp lực truyền động cho rất nhiều ứng dụng dân dụng và công nghiệp. Hãy bắt đầu tìm hiểu về động cơ điện là gì, và các ứng dụng trong ngành điện công nghiệp.

Động cơ điện là gì

Động cơ điện là thiết bị điện có thể chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ học. Hầu hết các động cơ điện hoạt động thông qua sự tương tác giữa từ trường của động cơ và dòng điện trong cuộn dây để tạo ra lực mô-men cơ học tác dụng lên trục của động cơ. Động cơ điện có thể được cung cấp năng lượng bởi nguồn điện một chiều DC, chẳng hạn như từ pin, bộ chỉnh lưu, hoặc bằng nguồn điện xoay chiều AC, chẳng hạn như lưới điện, bộ biến tần hoặc máy phát điện. Các loại động cơ điện khác nhau ở cách bố trí các cuộn dây và từ trường, cũng có thể được điều khiển thực hiện trên mô-men cơ học, tốc độ và vị trí. Hầu hết các loại chính được mô tả dưới đây.

Các loại động cơ điện

Động cơ điện ngày nay rất đa dạng và dễ thích ứng hơn bao giờ hết. Khi thiết kế cho một hệ thống điều khiển chuyển động, việc lựa chọn động cơ là vô cùng quan trọng. Động cơ điện phải phù hợp với mục đích và hiệu suất tổng thể của hệ thống. May mắn là, động cơ đa dạng về kích thước và đặc tính tiêu chuẩn, cung cấp năng lượng cơ học thuận tiện cho việc sử dụng trong công nghiệp. Một số động cơ điện phổ biến nhất được sử dụng ngày nay bao gồm:

Động cơ không đồng bộ

Động cơ không đồng bộ còn được gọi là động cơ cảm ứng, vì chúng chỉ hoạt động thông qua nguyên lý cảm ứng điện từ. Động cơ hoạt động không đồng bộ bởi vì tốc độ quay của chu vi Rotor không bao giờ bằng tốc độ quay của từ trường. Do sự trượt này, hiệu suất của động cơ điện xoay chiều không đồng bộ luôn thấp hơn động cơ điện một chiều. Động cơ này sử dụng hiện tượng cảm ứng điện từ để biến đổi điện năng thành cơ năng.

Theo cấu tạo của Rotor bên trong, động cơ không đồng bộ được phân loại thành động cơ không đồng bộ Rotor lồng sóc và động cơ không đồng bộ Rotor dây quấn.

  • Động cơ không đồng bộ Rotor dây quấn
  • Động cơ không đồng bộ Rotor lồng sóc
    • Động cơ không đồng bộ Rotor lồng sóc vòng chập.
    • Động cơ không đồng bộ Rotor lồng sóc có cuộn dây phụ kiểu điện dung
    • Động cơ không đồng bộ Rotor lồng sóc có cuộn dây phụ kiểu điện trở

Theo số pha, động cơ không đồng bộ được phân thành ba loại 3 pha – 2 pha – 1 pha.

  • Động cơ không đồng bộ 1 pha
  • Động cơ không đồng bộ 2 pha
  • Động cơ không đồng bộ 3 pha

Theo cấu tạo vỏ máy bảo vệ lõi thép được thiết kế theo kiểu vỏ bọc kín hoặc hở. Và độ kín nước được phân cấp thành:

  • Động cơ không đồng bộ vỏ hở IP00
  • Động cơ không đồng bộ vỏ kín IP55 – IP44 – IP23

Động cơ đồng bộ

Động cơ biến đổi dòng điện xoay chiều thành cơ năng ở tần số mong muốn được gọi là động cơ đồng bộ. Trong động cơ đồng bộ, tốc độ của động cơ đồng bộ với tần số dòng điện cung cấp.

Tốc độ đồng bộ được đo liên quan đến chuyển động quay của từ trường, và nó phụ thuộc vào tần số và các cực của động cơ. Động cơ đồng bộ được phân thành hai loại đó là động cơ cực ẩn và cực lồi:

  • Động cơ đồng bộ cực ẩn
  • Động cơ đồng bộ cực lồi

Động cơ điện một chiều

Thực chất là động cơ điện đồng bộ trong đó suất diện động xoay chiều chỉnh lưu thành suất điện động một chiều chỉnh lưu bằng vành góp.

  • Động cơ một chiều kích từ độc lập
  • Động cơ một chiều kích từ song song
  • Động cơ một chiều kích từ nối tiếp
  • Động cơ một chiều kích từ hỗn hợp

Động cơ điện xoay chiều có vành góp

Là máy điện không bộ dùng hệ thống vành góp đưa dây quấn vào suất điện động phụ mục đích diều chỉnh tốc độ và cosρ

  • Động cơ điện xoay chiều có vành góp 1 pha
  • Động cơ điện xoay chiều có vành góp 3 pha

Động cơ tuyến tính

Động cơ tạo ra lực tuyến tính thay vì lực quay được gọi là động cơ tuyến tính. Động cơ này có Rotor và Stator dàn trải ra. Lực điện từ được tạo ra khi có dòng điện chạy qua cuộn dây, tạo lực tác dụng lên nam châm vĩnh cửu đẩy trục di chuyển. Loại động cơ như vậy được sử dụng trên cửa trượt và thiết bị truyền động.

Thành phần cấu tạo động cơ điện

Thành phần cấu tạo chung của động cơ điện gồm hai bộ phận chính: Mạch từ và Dây quấn. Ở đó diễn ra sự biến thiên năng lượng điện từ, điện – cơ. Ngoài ra còn có vòng bi, cổ góp, vỏ bảo vệ và bộ phận làm mát.

Mạch từ

Được cấu tạo gồm hai khối thép Stator và Rotor đồng trục, cách nhau một khe hở đảm bảo sao cho chúng có thể chuyển động tương đối với nhau.

  • Stator – Là khối thép tĩnh của mạch điện từ trong động cơ và bao quanh Rotor, thường bao gồm các trường từ tính, nó là các nam châm điện gồm cuộn dây quấn quanh lõi sắt từ hoặc các nam châm vĩnh cửu . Stator tạo ra một từ trường đi qua phần ứng của Rotor, tác dụng lực lên các cuộn dây. Lõi Stator được tạo thành từ nhiều tấm kim loại mỏng được cách điện với nhau.
  • Rotor – Là khối thép quay trong động cơ điện, là bộ phận chuyển động, bộ phận này sẽ làm quay trục để cung cấp cơ năng. Rotor thường có các cuộn dây quấn được đặt vào nó để mang dòng điện, từ trường của Stator tác dụng lực làm quay trục Rotor.

Giữa Stator và Rotor phải có một khe hở không khí để nó có thể quay. Chiều rộng của khe hở có ảnh hưởng đáng kể đến đặc tính điện từ của động cơ. Nó thường được làm càng nhỏ càng tốt, vì một khoảng trống lớn có ảnh hưởng không tốt đến hiệu suất động cơ.

Dây quấn

Cả hai phần mạch từ Stator và Rotor được đặt dây quấn vào trong các rãnh của Stator và Rotor, còn gọi là mạch điện. Dây quấn là các bối dây được đặt thành cuộn, thường được quấn quanh lõi từ bằng sắt nhiều lớp để tạo thành các cực từ khi có dòng điện chạy qua.

Ngoài cuộn dây, các động cơ có công suất lớn thường sử dụng thanh hoặc tấm bằng đồng hoặc nhôm để thay thế. Các cuộn dây này được cung cấp nguồn bởi nguyên lý cảm ứng điện từ.

Vòng bi

Trên trục của Rotor được lắp đặt các ổ trục và cho phép Rotor quay trên nó. Trục động cơ được lắp vòng bi ở hai đầu trục và cố định bằng giá đỡ là vỏ động cơ, một đầu trục kéo dài qua ổ trục ra bên ngoài để liên kết truyền động với tải.

Cổ góp và chổi than

Cổ góp được gắn vào trục động cơ điện. Cổ góp đơn giản là một cặp đĩa hình trụ gắn vào trục Rotor, cấu tạo bằng kim loại. Các cổ góp này cung cấp hai kết nối cho các cuộn dây của mạch từ. Ngoài ra, còn có các chổi than thường là carbon ép vào cổ góp để tạo tiếp điểm trượt khi quay, và cung cấp nguồn điện cho Rotor.

Vỏ và bộ phận làm mát

Vỏ động cơ điện được thiết kế bằng gang, nhôm hoặc thép không gỉ để bảo vệ phần lõi bên trong. Tùy theo ứng dụng, vỏ động cơ điện được áp dụng các tiêu chuẩn bảo vệ khác nhau như độ kín nước, đảm bảo tính ăn mòn hay là cách điện. Ngoài ra, còn có bộ phận làm mát động cơ như quạt tản nhiệt và hệ thống làm mát bằng dầu.

Nguyên tắc hoạt động động cơ điện

Nguyên tắc hoạt động của động cơ điện là tạo ra chuyển động cơ học khi có dòng điện chạy qua cuộn dây được đặt nằm trong một từ trường. Dựa trên hai định luật cơ bản là:

  • Định luật cảm ứng điện từ
  • Định luật lực điện từ

Vì hai định luật cơ bản này có tính thuận nghịch nên bất kỳ một máy điện quay nào cũng có thể làm việc thuận nghịch.

Khởi động và điều khiển tốc độ động cơ điện

Khởi động động cơ

Khởi động động cơ điện 3 pha – Các phương pháp khởi động động cơ không đồng bộ cần phải phù hợp với tính chất ứng dụng, phương pháp đơn giản dễ thực hiện và tổn hao năng lượng thấp.

  • Khởi động trực tiếp
  • Khởi động bằng phương pháp nối Sao – Tam giác.
  • Khởi động bằng cách sử dụng máy biến áp tự ngẫu
  • Khởi động bằng điện kháng Stator
  • Khởi động bằng cách thêm điện trở phụ vào mạch Rotor

Khởi động động cơ điện 1 pha – Khởi động động cơ điện 1 pha theo nguyên tắc tạo ra các từ trường quay lúc động cơ khởi động, từ trường quay tròn hoặc elíp.

  • Khởi động bằng vành ngắn mạch
  • Khởi động bằng điện trở
  • Khởi động bằng điện dung

Điều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha và 1 pha

Điều khiển tốc độ động cơ – Động cơ không đồng bộ là loại khó khăn khi điều chỉnh tốc độ, các phương pháp điều chỉnh tốc độ thường được sử dụng là:

  • Điều khiển tốc độ bằng thay đổi tần số
  • Điều khiển tốc độ bằng phương pháp thay đổi số đôi cặp cực P
  • Điều khiển tốc độ bằng cách thay đổi điện áp
  • Điều khiển tốc độ bằng cách thay đổi điện trở phụ thuộc Rotor
  • Điều khiển tốc độ bằng cách thay li hợp điện động

Động cơ DC có thể được vận hành ở tốc độ thay đổi bằng cách điều chỉnh điện áp DC đặt vào các đầu nối hoặc bằng cách sử dụng điều chế độ rộng xung PWM.

Động cơ xoay chiều hoạt động ở tốc độ cố định thường được cấp điện trực tiếp từ lưới điện hoặc thông qua bộ khởi động mềm của động cơ.

Động cơ xoay chiều hoạt động ở tốc độ thay đổi được cung cấp năng lượng với nhiều công nghệ biến tần, biến tần hoặc cổ góp điện tử.

Thuật ngữ cổ góp điện tử thường được kết hợp với động cơ DC không chổi than tự chuyển mạch và các ứng dụng động cơ điện trở chuyển mạch.

Các thông số ghi trên nhãn động cơ điện

Thông thường trên tất cả các động cơ điện đều có ghi các thông số kỹ thuật sau:

  • Công suất định mức (kW) hoặc (HP)
  • Điện áp dây định mức (V)
  • Dòng điện dây định mức (A)
  • Tần số dòng điện (Hz)
  • Tốc độ quay Rotor (vòng / phút)
  • Hệ số công suất (cosρ)
  • Loại động cơ (3 pha hoặc 1 pha)
  • Cấp bảo vệ IP44 – IP23 – IP55
  • Cấp cách điện B – F – E – H
  • Ngày tháng năm sản suất

Ngoài các thông số định mức trên, một số loại động cơ đặc biệt còn có các thông số phụ như: hiệu suất; mã số vòng bi; cấp cách điện; IP kín nước và trọng lượng động cơ.

Ứng dụng của động cơ điện

Động cơ chạy bằng điện cũng tiết kiệm năng lượng hơn. Chúng sử dụng ít năng lượng hơn so với động cơ xăng, điều này làm cho động cơ điện trở thành lựa chọn tiết kiệm năng lượng và nó cũng là giải pháp ít tốn kém hơn trong quá trình vận hành. Động cơ điện được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau. Một số ứng dụng phổ biến nhất của chúng bao gồm:

  • Hệ thống HVAC
  • Máy bơm
  • Máy tiện
  • Quạt và máy thổi
  • Máy nén
  • Máy nghiền
  • Máy móc hạng nặng và nhiều hơn nữa.

Nhà cung cấp động cơ điện chính hãng

Mọi truyền động đều bắt đầu với động cơ điện. Động cơ điện vẫn là một phần hoạt động kinh doanh cốt lõi của Khải Phát - chủ yếu là động cơ servo kết hợp với bộ biến tần để điều khiển ứng dụng mong muốn.

Là một trong những nhà cung cấp các thiết bị cho giải pháp truyền động và tự động hóa, chúng tôi cung cấp nhiều loại động cơ không đồng bộ và đồng bộ.

Bao gồm động cơ tiết kiệm năng lượng, động cơ tuyến tính, xi lanh điện, động cơ được thiết kế vệ sinh hoặc chống cháy nổ, truyền động điện áp cực thấp.

Và một loạt các phụ kiện truyền động, chẳng hạn như dây curoa, vòng bi, bánh răng, khớp nối trục và các bộ điều khiển tích hợp đa năng gồm có:

Servo motor

  • Servo Delta
  • Servo Mitsubishi
  • Servo Yaskawa
  • Servo LS
  • Servo INVT
  • Servo driver

Motor giảm tốc

  • Motor giảm tốc 1 pha
  • Motor giảm tốc 3 pha

Motor điện 3 pha và 1 pha

  • Motor cửa cuốn
  • Motor bơm nước
  • Motor thủy lực
  • Motor quạt
  • Motor phát điện

Truyền động động cơ

  • Dây curoa công nghiệp
  • Vòng bi công nghiệp
  • Khớp nối trục motor
  • Bánh răng
  • Xích băng tải

Phạm vi cung cấp động cơ điện và truyền động của Khải Phát có nhiều giải pháp chất lượng cao phù hợp với mọi ứng dụng công nghiệp. Với nhiều loại động cơ có khả năng thích ứng và đa dạng hơn bao giờ hết, điều quan trọng là phải chọn đúng động cơ và thiết bị ngoại vi để tối đa hóa hiệu suất của hệ thống.

Phân phối thiết bị điện chính hãng

Thiết bị điện nhập khẩu chính hãng

Giá thành sản phẩm tối ưu nhất

Điều khoản thanh toán linh hoạt

Giao hàng nhanh đúng tiến độ

Dịch vụ sau bán hàng chu đáo

Trung thực và uy tín tạo niềm tin

Chọn tập tin