CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ KHẢI PHÁT
Dây tiếp địa là mạch liên kết chính yếu đối với một hệ thống nối đất hiệu quả. Điều cần thiết là phải đạt được trị số điện trở đất thấp, bằng cách sử dụng dây nối đất và phụ kiện liên kết chất lượng tốt, có đủ tiết diện để đáp ứng dòng điện khi sự cố xảy ra. Hệ thống tiếp địa là một phần không thể thiếu của Hệ thống chống sét và Hệ thống điện, để bảo vệ cấu trúc khỏi nguy cơ sét đánh hay các sự cố về điện bằng cách cho phép dòng điện sự cố chạy tản vào đất. Trong bài viết này, sẽ cung cấp các thông tin cần thiết để hiểu rõ về vai trò, chủng loại, kích thước, tiêu chuẩn và ứng dụng của dây tiếp địa chống sét trong hệ thống điện.
Dây tiếp địa còn gọi là dây nối đất hoặc là dây tiếp đất, được sử dụng làm dây dẫn liên kết các đầu cọc tiếp địa với nhau tạo thành lưới nối đất, hoặc để kết nối vỏ thiết bị điện với hệ thống nối đất nhằm đảm bảo cho người vận hành khỏi bị điện giật bằng cách dẫn dòng điện sự cố xuống đất an toàn. Ngoài ra, dây tiếp địa còn được sử dụng làm dây chống sét chẳng hạn như dây tiếp địa đồng trần, băng đồng tiếp địa hay dây thép mạ kẽm nhúng nóng.
Dây tiếp địa có tác dụng bảo vệ khỏi bị điện giật bằng cách cung cấp một đường dẫn dòng điện rò xuống đất và không cho đi qua cơ thể người, hoặc chống lại các hư hỏng có thể xảy ra trên thiết bị điện bằng cách hạn chế sự gia tăng điện áp trong trường hợp ngắn mạch hay bị sét đánh.
Dây tiếp địa được định nghĩa là dây dẫn bảo vệ nối đất chính trong lắp đặt lưới tiếp địa sử dụng để liên kết điện cực đất, hoặc dây dẫn bảo vệ nối đất phụ để kết nối các thiết bị điện với hệ thống tiếp địa. Dây tiếp địa phải có kích thước phù hợp với dòng điện sự cố, đặc biệt là những vị trí bị chôn vùi một phần trong lòng đất, và được làm bằng vật liệu thích hợp bảo vệ chống lại sự ăn mòn hóa học và tác động cơ học. Dựa vào các yếu tố này, dây tiếp địa được phân loại thành các nhóm sau:
Dây tiếp địa cáp đồng trần được sử dụng phổ biến nhất trong các ứng dụng lắp đặt hệ thống nối đất, đặc biệt là tính dẫn điện tốt và độ bền cao của nó. Có hai loại dây đồng trần khác nhau được sử dụng trong nối đất và chống sét, bao gồm cáp đồng mềm nhiều lõi xoắn lại và cáp đồng cứng một lõi. Dưới đây là một số kích thước dây tiếp địa cáp đồng trần thường sử dụng:
Dây đồng bện có cấu tạo từ nhiều sợi đồng mềm được bện chặt với nhau ở dạng lưới, được sử dụng làm dây tiếp địa để cung cấp đường dẫn nối đất có điện trở thấp. Dây tiếp địa đồng bện được thiết kế đặc biệt, phù hợp với các tiếp điểm nối đất có chấn động rung và co giãn về cơ hoặc nhiệt. Sau đây là các loại dây đồng bện tiếp địa thường hay sử dụng:
Dây tiếp địa vàng xanh có cấu tạo ruột đồng bên trong dẫn điện, bên ngoài ruột đồng được bọc lớp vỏ cách điện bằng vật liệu PVC có màu sọc vàng xen kẽ sọc xanh lá cây. Dựa vào cấu tạo lõi, dây tiếp địa đồng bọc được chia thành hai loại, loại ruột mềm có cấu tạo từ nhiều sợi đồng nhỏ xoắn đồng tâm lại với nhau, và loại ruột cứng có cấu tạo từ một sợi đồng đặc duy nhất có tiết diện lớn hơn. Dây tiếp địa đồng bọc vàng xanh được áp dụng phù hợp theo các quy định trong tiêu chuẩn IEC. Kích thước dây tiếp địa vàng xanh thông dụng:
Dây tiếp địa băng đồng trần được sử dụng cho hầu hết các công trình lắp đặt điện do tính chất dẫn điện cao, chống ăn mòn và tính linh hoạt khi sử dụng trong không khí, chôn trong đất và trong bê tông. Băng đồng tiếp địa có nhiều kích thước để đáp ứng các mức độ dòng điện khác nhau. Xem bảng kích thước dây tiếp địa băng đồng hiện có sẵn:
Dây tiếp địa mạ kẽm nhúng nóng thép tròn được sản xuất bằng cách phủ lớp mạ kẽm nhúng nóng lên bề mặt dây thép tròn trơn có đường kính từ 6mm đến 18mm. Dây tiếp địa thép tròn thường được cung cấp dưới hai dạng thành phẩm là: dạng cuộn tròn đối với loại dây có đường kính lõi thép từ D6, D8 đến D10, và dạng thanh thẳng đối với loại dây có đường kính lõi thép D12, D14, D16 hoặc D18. Dưới đây là các loại dây tiếp địa mạ kẽm tròn luôn có hàng sẵn trong kho:
Dây tiếp địa mạ kẽm nhúng nóng thép lập là cũng tương tự như dây tiếp địa mạ kẽm thép tròn ở trên. Chỉ khác ở phôi sử dụng để mạ kẽm nhúng nóng là loại thép dẹt hình chữ nhật, có độ dày từ 3mm đến 5mm, và bản rộng từ 20mm đến 50mm. Các loại dây tiếp địa mạ kẽm lập là chúng tôi cung cấp hiện nay:
Phụ kiện lắp đặt dây tiếp địa được thiết kế để cung cấp các mối nối tiếp xúc điện chất lượng và bền vững trong suốt thời gian vận hành của hệ thống nối đất. Chúng là nhu cầu phổ biến cho tất cả các mối liên kết giữa dây tiếp địa với dây tiếp địa, liên kết dây tiếp địa với cọc tiếp địa, và dây nối đất trong các hệ thống điện hay thiết bị điện. Một số loại phụ kiện dây tiếp địa sau:
Để cung cấp khả năng bảo vệ nối đất an toàn và chống điện giật, dây tiếp địa đã được đưa vào sử dụng trong hệ thống điện và các thiết bị điện. Một đầu của dây tiếp địa được nối với vỏ kim loại của thiết bị và đầu còn lại được nối với hệ thống tiếp địa thông qua bản đồng có khoan lỗ sẵn. Ngoài ra dây tiếp địa cũng được sử dụng để nối nhiều thành phần cần được bảo vệ lại với nhau, nhằm tạo chuỗi liên kết liền mạch trong hệ thống. Dưới đây là một số ứng dụng dây tiếp địa được đề cập đến:
Dây tiếp địa được sử dụng trong hệ thống chống sét còn gọi là dây chống sét hoặc là dây dẫn sét. Dây tiếp địa trong trường hợp này có chức năng là đường truyền dẫn dòng điện sét đánh từ kim thu sét xuống đất một cách an toàn. Loại dây tiếp địa thường sử dụng trong hệ thống chống sét là dây cáp đồng trần hoặc dây tiếp địa mạ kẽm.
Về cơ bản, chiều dài mỗi đoạn thang máng cáp từ 2,5m đến 3m, vì vậy khi lắp đặt thang máng cáp trong hệ thống điện cần sử dụng rất nhiều đoạn thang máng cáp ghép lại với nhau. Trong trường hợp này, dây tiếp địa thang máng cáp được sử dụng để liên kết giữa các đoạn lại với nhau, tạo tiếp xúc điện liền mạch cho toàn bộ hệ thống thang máng cáp với hệ thống nối đất. Loại dây tiếp địa sử dụng lắp thang máng cáp là dây tiếp địa đồng bện hoặc dây tiếp địa đồng bọc vàng xanh được bấm cos ở hay đầu, và kết nối bằng bu lông.
Việc lắp đặt pin năng lượng mặt trời yêu cầu phải nối đất theo tiêu chuẩn an toàn quốc tế. Các bộ biến tần không biến áp thường được lắp đặt để thiết lập điện áp được tạo ra từ hệ thống pin mặt trời. Các bộ biến tần loại này có khả năng cho phép điện áp xoay chiều phát ngược trở lại phía các tấm pin trong hệ thống. Điều này có thể gây điện giật khi chạm vào tấm pin và khung giá đỡ, do đó lắp dây tiếp địa cho các tấm pin mặt trời và khung giá đỡ sẽ giúp tránh được các sự cố về điện, tăng cường tính ổn định của hệ thống và chức năng của thiết bị. Khi lắp tiếp địa pin mặt trời cần sử dụng các vật tư sau:
Khi xảy ra sự cố về điện, vỏ kim loại bên ngoài của thiết bị điện sẽ trở thành vật mang điện, điện áp mà một người tiếp xúc có thể lên đến bằng điện áp nguồn cung cấp, tùy thuộc vào bộ phận của mạch bên trong tiếp xúc với vỏ. Trong trường hợp này, nếu vỏ thiết bị điện không được nối đất và không may có người chạm vào thiết bị, dòng điện sẽ truyền qua cơ thể và có thể gây tử vong. Vì vậy, hầu hết thiết bị điện luôn được nhà sản xuất tích hợp sẵn dây tiếp địa vàng xanh vào vỏ thiết bị. Chẳng hạn như:
Kích thước dây dây tiếp địa phải đảm bảo khả năng mang toàn bộ dòng điện sự cố xuống đất trong trường hợp xảy ra sự cố về điện mà không gây cháy và thủng dây. Chọn kích thước dây tiếp địa dựa vào từng điều kiện cụ thể, chẳng hạn như:
Dây tiếp địa chôn trong đất hoặc là nối trực tiếp với điện cực đất, kích thước dây loại này phải thỏa mãn điều kiện là không được nhỏ hơn các giá trị theo quy định sau đây:
Dây tiếp địa không chôn trong đất hoặc không nối trực tiếp với điện cực đất, kích thước của dây tiếp địa loại này tối thiểu không được nhỏ hơn 4mm2 đối với dây đồng và 16mm2 đối với dây nhôm.
Dưới đây là một số kích thước dây tiếp địa tiêu chuẩn thường hay được sử dụng trong hệ thống điện hiện nay:
Ngoài ra, một số loại dây tiếp địa sau đây không nhất thiết bọc cách điện: dây trên không, dây lưới dẹt, thanh dẫn cứng, dây thép treo đỡ cáp, dây chôn trực tiếp trong đất.
Dây tiếp địa giúp giảm thiểu nguy cơ bị điện giật và giữ cho dòng điện ổn định. Nếu một hệ thống điện bị tác động bởi dòng sét đánh, xảy ra sự cố trong thiết bị hoặc bất kỳ lý do nào khác, thì dây nối đất sẽ cung cấp một đường dẫn để năng lượng đó được phân tán một cách an toàn.
Khi một hệ thống hoạt động bình thường thì dây tiếp đất sẽ không có bất kỳ dòng điện nào chạy qua nó. Dây này chỉ mang điện khi có sự cố nào đó xảy ra. Tuy nhiên, đừng bao giờ nghĩ rằng dây tiếp địa an toàn và chạm vào trừ khi đã thực hiện các thao tác khuyến cáo để ngắt kết nối nó khỏi bất kỳ nguồn điện nào.
Thiết bị điện Khải Phát là nhà cung cấp dây tiếp địa chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn ngành điện và yêu cầu kỹ thuật dự án. Liên hệ báo giá dây tiếp địa tại Công ty Khải Phát!
Thiết bị điện nhập khẩu chính hãng
Giá thành sản phẩm tối ưu nhất
Điều khoản thanh toán linh hoạt
Giao hàng nhanh đúng tiến độ
Dịch vụ sau bán hàng chu đáo
Trung thực và uy tín tạo niềm tin