CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ KHẢI PHÁT

Cọc tiếp địa Đang cập nhật...

Cọc tiếp địa là thành phần cơ bản của hệ thống nối đất nhằm bảo vệ nối đất an toàn trong hệ thống điện và hệ thống chống sét. Trong trường hợp xảy ra sự cố nào đó trong hệ thống điện hoặc chống sét, hệ thống nối đất cung cấp một đường dẫn có điện trở nhỏ nhất để đảm bảo dòng điện sẽ chạy trở lại trái đất an toàn. Do đó, nó làm giảm nguy cơ đoản mạch, hỏa hoạn hoặc điện giật nguy hiểm đến tính mạng. Vì lý do này, một hoặc nhiều cọc tiếp địa chống sét được kết hợp lắp đặt để tạo nên hệ thống tiếp địa hoàn chỉnh. Cọc tiếp địa tuy đơn giản và rẻ tiền nhưng rất quan trọng để bảo vệ chống sét, bảo vệ thiết bị điện và an toàn cho người sử dụng, do đó không nên bỏ qua.

Cọc tiếp địa là gì

Cọc tiếp địa còn gọi là cọc nối đất được sử dụng để kết nối hệ thống tiếp địa với mặt đất. Cọc tiếp địa là một thanh kim loại bằng đồng hoặc bằng sắt mạ đồng hay mạ kẽm, được vót nhọn một đầu để dễ dàng cắm sâu vào đất. Đầu còn lại được vát bằng để đóng xuống đất, hoặc cũng có thể được tiện ren để liên kết nối dài các cọc với nhau bằng khớp nối cọc tiếp địa.

Công dụng của cọc tiếp địa

Cọc tiếp địa được xem là bộ phận cốt lõi của hệ thống nối đất và chống sét, giúp hệ thống tiếp địa và chống sét hoạt động hiệu quả. Công dụng của cọc tiếp địa là cung cấp một đường dẫn điện rất tốt, cho phép bất kỳ dòng sét đánh hay dòng điện nguy hiểm đột biến truyền và phân tán xuống đất một cách an toàn, nhằm bảo vệ tính mạng cho người và an toàn thiết bị điện.

Các loại cọc tiếp địa thông dụng

Trong thực tiễn, cọc tiếp địa bị tác động bởi các yếu tố độ ẩm, ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa, lực cơ học xảy ra trong môi trường đất và trong quá trình thi công, làm suy giảm tính dẫn điện và tuổi thọ làm việc. Để giải quyết vấn đề này, cọc tiếp địa được nghiên cứu và sản xuất với nhiều vật liệu dẫn điện khác nhau thường là sắt mạ đồng, sắt mạ kẽm, đồng nguyên chất hoặc thép không gỉ. Tùy thuộc vào ứng dụng và môi trường cụ thể để lựa chọn sử dụng cho phù hợp. Dựa vào nguyên vật liệu sản xuất, cọc tiếp địa được phân thành 4 loại chính thông dụng dưới đây:

  • Cọc tiếp địa mạ đồng
  • Cọc tiếp địa đồng
  • Cọc tiếp địa mạ kẽm
  • Cọc tiếp địa inox

Cọc tiếp địa mạ đồng

Cọc tiếp địa mạ đồng hay cọc tiếp địa thép mạ đồng, được sản xuất bằng công nghệ mạ điện phân liên kết lõi thép với phân tử đồng nguyên chất 99,95% phủ lên trên bề mặt lõi thép cacbon thấp cường độ cao. Lớp mạ đồng thực sự tạo ra liên kết phân tử vĩnh viễn với lõi thép. Điều này làm cho các cọc tiếp địa loại này này ít bị ăn mòn hơn trong điều kiện tự nhiên.

Cọc tiếp địa bằng thép mạ đồng có xu hướng tiết kiệm chi phí nhất trong số các loại cọc tiếp địa được kể đến ở đây, cả về tần suất thay thế và chi phí nhân công để lắp đặt. Dưới đây là một số loại cọc tiếp địa mạ đồng lõi thép được sử dụng phổ biến:

  • Cọc tiếp địa mạ đồng D16

  • Cọc tiếp địa mạ đồng D14

  • Cọc tiếp địa mạ đồng D20

Cọc tiếp địa đồng

Cọc tiếp địa đồng còn gọi là cọc tiếp địa đồng nguyên chất, được sản xuất từ nguyên liệu đồng thau và đồng đỏ nguyên chất, ít pha lẫn tạp chất. Cọc tiếp địa bằng đồng được đánh giá là kim loại mềm, vì vậy nó có thể dễ bị uốn cong trong quá trình đóng vào đất có độ cứng cao.

Tuy nhiên, cọc tiếp địa đồng nguyên chất có tính dẫn điện cao giúp tiêu tán điện tích vào đất hiệu quả, đồng thời cũng có chi phí đầu tư cao nhất. Các loại cọc tiếp địa đồng thông dụng:

  • Cọc tiếp địa đồng đỏ

  • Cọc tiếp địa đồng thau

Cọc tiếp địa mạ kẽm

Tương tự như cọc tiếp địa mạ đồng, cọc tiếp địa mạ kẽm được sản xuất từ lõi thép carbon thấp cường độ cao. Sau khi gia công theo quy cách tiêu chuẩn, cọc thép được nhúng vào bể kẽm đang nóng chảy để phủ lên bề mặt lớp kẽm có độ dày tối thiểu 610g/m². 

Trên thân cọc tiếp địa thép mạ kẽm được cung cấp thiết kế tiêu chuẩn hoàn chỉnh với đầu nhọn dẫn động bằng thép cường lực, ren kết nối, và tay cầm bằng dây thép mạ kẽm. Thiết kế của cọc tiếp địa mạ kẽm nhúng nóng thực sự là lựa chọn hiệu quả về kinh tế cho hạng mục nối đất.

  • Cọc tiếp địa mạ kẽm D16

  • Cọc tiếp địa mạ kẽm D14

  • Cọc tiếp địa L63x63x6 mạ kẽm

  • Cọc tiếp địa V63 mạ kẽm

Cọc tiếp địa inox

Cọc tiếp địa inox được sản xuất từ vật liệu thép không gỉ, thông thường là cọc tiếp địa bằng inox 304, inox 316 hoặc cao hơn. Loại cọc tiếp địa thép không gỉ được sử dụng để lắp đặt hệ thống nối đất ở những nơi có thể xảy ra vấn đề ăn mòn điện hóa giữa các kim loại khác nhau được chôn gần nhau. Ở Việt Nam hiện nay, loại cọc tiếp địa bằng inox được sử dụng rất hạn chế và có thể nói là hiếm khi sử dụng.

  • Cọc tiếp địa inox 304

  • Cọc tiếp địa inox 316

Phụ kiện cọc tiếp địa

Phụ kiện cọc tiếp địa giúp cố định các thanh nối đất được sử dụng để cung cấp đường dẫn điện có điện trở thấp xuống đất. Trong các loại phụ kiện tiếp địa này, sẽ bao gồm các bộ phận để lắp đặt và liên kết các cọc tiếp địa trong hệ thống nối đất hoàn chỉnh. Giữ chặt mọi thứ đúng vị trí bằng các phụ kiện cọc tiếp địa sau:

  • Kẹp cọc tiếp địa

  • Hàn cọc tiếp địa

  • Ốc siết cọc tiếp địa

  • Hóa chất giảm điện trở đất

  • Dây tiếp địa

  • Khớp nối cọc tiếp địa

Cọc tiếp địa loại nào tốt?

Chọn mua cọc tiếp địa không chất lượng, hoặc vì chênh lệch một ít chi phí so với mức độ an toàn sẽ có khả năng rất rủi ro cho các nhà tư vấn thiết kế điện, nhà cung cấp, nhà thầu và dự án. Với một cọc tiếp địa không có nhãn hiệu, hoặc không đúng nhãn hiệu đã được duyệt, cũng như sai tên hoặc sai ký hiệu của nhà sản xuất sẽ không được nghiệm thu vật tư. Người lắp đặt có thể yêu cầu hoàn trả hoặc không sử dụng.

Do đó, khi chọn mua cọc tiếp địa cần chú ý đến chất lượng, cũng như thương hiệu nhà sản xuất uy tín. Dưới đây là các loại cọc tiếp địa có chất lượng tốt và đã được đánh giá, kiểm chứng qua các dự án hiện nay:

Cọc tiếp địa ấn độ

Cọc tiếp địa Ấn Độ là các thương hiệu cọc tiếp địa RamRatna, Axis, Hex… được sản xuất tại các nhà máy ở Ấn Độ và nhập khẩu phân phối vào Việt Nam. Cọc tiếp địa Ấn Độ có chất lượng ổn định và giá thành phải chăng, sử dụng phù hợp hầu hết cho các hệ thống tiếp địa và hệ thống chống sét tại Việt Nam:

  • Cọc tiếp địa Axis
  • Cọc tiếp địa Hex
  • Cọc tiếp địa Ramratna

Cọc tiếp địa Thái Lan

Điển hình là cọc tiếp địa Kumwell, thương hiệu Kumwell cung cấp các sản phẩm cao cấp luôn dẫn đầu trong các lựa chọn cho các dự án quan trọng và đòi hỏi chất lượng tốt nhất.

  • Cọc tiếp địa Kumwell

Cọc tiếp địa Mỹ

Thương hiệu cọc tiếp địa Erico - Eritech là nhà sản xuất thanh nối đất hàng đầu tại Mỹ, cung cấp đầy đủ các dòng sản phẩm thanh nối đất và phụ kiện lắp đặt hoàn chỉnh để đáp ứng nhiều loại yêu cầu khác nhau của khách hàng.

  • Cọc tiếp địa Erico

Cọc tiếp địa Việt Nam

Cọc tiếp địa Việt Nam được gia công tự phát từ các xưởng cơ khí tư nhân trong nước để đáp ứng theo nhu cầu thị trường. Các loại cọc tiếp địa Việt Nam sản xuất thường có giá thành rẻ nhưng chất lượng không được giám sát và đảm bảo, sản phẩm thường được sử dụng trong các dự án tạm thời, không yêu cầu chất lượng cao. Ưu thế của cọc tiếp địa sản xuất tại Việt Nam là luôn đáp ứng tiến độ giao hàng nhanh nhất.

Cách đóng cọc tiếp địa chống sét

Để bắt đầu đóng cọc tiếp địa chống sét an toàn, giảm thiểu nguy cơ cháy nổ và thương tích do sét đánh hay đột biến điện áp, cần chú ý các bước: Xác định điện trở suất của đất; Chọn vật liệu làm điện cực đất; Tính toán thiết kế hệ thống nối đất; Và giải pháp giảm điện trở đất tăng cường. Các bước cụ thể như sau:

Xác định điện trở suất của đất

Trước khi thiết kế các hệ thống nối đất, phải đo điện trở suất của đất phụ thuộc vào các yếu tố như thành phần hóa học của đất và sự hiện diện của một số muối và độ ẩm trong đó. Các thành phần như cọc tiếp địa sẽ tiếp xúc với nhiều loại đất khác nhau, bao gồm đất sét, đất mềm hoặc nén chặt, đất đá sỏi, cát và phù sa bồi lắng. Tùy thuộc vào từng loại điều kiện mặt đất cụ thể, tính dẫn điện, tính ăn mòn và trị số điện trở đất sẽ thay đổi rõ rệt.

Chọn cọc tiếp địa làm điện cực đất

Chọn cọc tiếp địa làm điện cực đất dựa theo các tiêu chí về điện trở suất, mức độ bị ăn mòn, cường độ lực và giá thành. Cọc tiếp địa đồng và thép là hai loại phổ biến nhất. So với thép, cọc đồng có ưu điểm về độ dẫn điện, bền với môi trường nhưng chi phí đầu tư cao. Ngược lại, cọc thép có chi phí thấp hơn, độ dẫn điện kém hơn, dễ bị ăn mòn nhưng có cường độ cứng hơn.

Mặt khác, cần xác định chiều dài và đường kính cụ thể của cọc tiếp địa được chọn. Ở Việt Nam, cọc tiếp địa mạ đồng D16 L=2.4m được sử dụng phổ biến và phù hợp nhất. Ngoài ra, còn có các loại đường kính cọc tiếp địa D14, D18, D20 và chiều dài cọc tiếp địa 3m hoặc 1m.

Tính toán thiết kế hệ thống nối đất

Tùy thuộc vào vật liệu của cọc nối đất, kích thước và cách bố trí chúng trong hệ thống nối đất được tính toán chi tiết để có được giá trị điện trở tản và phân bố điện thế đất tốt nhất. Khi tính toán, các yếu tố sau đây cần xem xét cụ thể:

Cách bố trí cọc tiếp địa – Ảnh hưởng đến giá trị điện trở đất của hệ thống, bố trí cọc tiếp địa theo hàng ngang với số lượng cọc ít, và bố trí cọc tiếp địa dạng ô lưới dọc - ngang với có số lượng cọc lớn.

Khoảng cách cọc tiếp địa – Khoảng cách giữa các cọc tiếp địa không nhỏ hơn chiều dài dẫn động của chúng, khoảng cách lý tưởng nhất vào khoảng từ 1 đến 3 lần chiều dài cọc tiếp địa.

Cọc tiếp địa đóng sâu bao nhiêu – Độ sâu cọc tiếp địa đóng vào trong đất không nhỏ hơn 0,5m tính từ đỉnh cọc tiếp địa đến mặt đất. Thông thường độ sâu do thiết kế quy định nằm trong khoảng 0,5m đến 1,2m, điện trở suất của hệ thống giảm theo độ sâu.

Chiều dài cọc tiếp địa – Chiều dài của một cọc tiếp địa theo tiêu chuẩn là 2m4 hoặc 3m, trong một số trường hợp cần thiết chiều dài cọc tiếp địa được nối dài 6m hoặc 9m hoặc có thể lên đến 30m hay 40m bằng cách liên kết nhiều cọc lại với nhau thông qua khớp nối cọc tiếp địa hoặc mối hàn hóa nhiệt.

Đường kính cọc tiếp địa – Một cọc tiếp địa có đường kính ngoài danh nghĩa là 14mm hoặc 16mm. Đường kính cọc nối đất có thể tăng lên đến 20mm hoặc lớn hơn tùy thuộc thiết kế. Tuy nhiên, tăng đường kính điện cực đất có tác động nhỏ đến tổng thể về giảm điện trở đất của hệ thống.

Các giải pháp giảm điện trở của hệ thống nối đất

Giảm điện trở nối đất bằng cách tăng cường điện cực đất

Giá trị điện trở tối đa cho hệ thống nối đất là áp dụng cụ thể cho từng khu vực và ứng dụng. Trong trường hợp một cọc tiếp địa không đủ để đạt được điện trở cần thiết, có thể sử dụng tối đa số lượng cọc tiếp địa cùng đóng song song xuống đất.

Giá trị điện trở thấp hơn có thể đạt được bằng cách tăng chiều dài của cọc để đẩy chúng vào đất sâu hơn, chẳng hạn như nối dài cọc tiếp địa đến 20m – 30m thả giếng tiếp địa, cọc tiếp địa đóng sâu bao nhiêu là tùy thuộc trị số điện trở giảm đo được.

Ở những vị trí địa lý không thể sử dụng các cọc nối đất có chiều dài dài hơn thì nên sử dụng các cọc tiếp địa có đường kính lớn hơn, hoặc các tấm nối đất hoặc lưới nối đất.

Giảm điện trở nối đất bằng cách giảm điện trở suất của đất

Kết hợp hóa chất giảm điện trở đất GEM làm vật liệu dẫn điện cao, giúp tăng cường các vấn đề tiếp đất khó khăn nhất. GEM là loại bê tông cacbon có độ bền cao, không bị ăn mòn, cải thiện hiệu quả nối đất, đặc biệt ở những khu vực dẫn điện kém.

Mua cọc tiếp địa ở đâu giá tốt, chất lượng?

Do đặc tính chuyên biệt của chúng, cọc tiếp địa là cực kỳ quan trọng để bảo vệ tài sản và an toàn cho hệ thống điện và hệ thống chống sét. Vì vậy khi chọn mua cọc tiếp địa, tính hiệu quả và độ tin cậy nên là mối quan tâm hàng đầu hơn là chi phí.

Mua cọc tiếp địa tại Khải Phát, chúng tôi áp dụng quy trình kiểm soát chất lượng cọc tiếp địa chặt chẽ, bao gồm kiểm tra kích thước, kiểm tra độ dày lớp mạ liên kết, cường độ cứng và độ thẳng để giúp việc lắp đặt trở nên dễ dàng hơn. Mục tiêu Khải Phát là cung cấp tất cả các cọc tiếp địa chống sét hoàn chỉnh, chất lượng cao và nhất quán, được sử dụng lắp đặt trong hàng loạt công trình dự án tại Việt Nam. Liên hệ báo giá cọc tiếp địa tại Thiết Bị Điện Khải Phát!

Phân phối thiết bị điện chính hãng

Thiết bị điện nhập khẩu chính hãng

Giá thành sản phẩm tối ưu nhất

Điều khoản thanh toán linh hoạt

Giao hàng nhanh đúng tiến độ

Dịch vụ sau bán hàng chu đáo

Trung thực và uy tín tạo niềm tin

Chọn tập tin