CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ KHẢI PHÁT
Tủ điện được sử dụng trong hầu hết các hệ thống điện dân dụng đến công nghiệp, với mục đích cung cấp nguồn điện cho toàn bộ phụ tải tiêu thụ. Một loạt tủ điện được thiết kế đa dạng để đáp ứng tất cả các nhu cầu phân phối điện an toàn, tiết kiệm điện năng, và thời gian cho các nhà thầu trong quá trình lắp đặt. Khải Phát hiểu rằng với tính năng thiết kế tủ điện tinh gọn và giải pháp lắp đặt chuyên nghiệp, sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí nhân công lành nghề, giảm thời gian gián đoạn của hệ thống, tránh nguy cơ mắc lỗi ngừng hoạt động. Vậy tủ điện là gì? Tìm hiểu cấu tạo, cách phân loại và vai trò của tủ điện trong hệ thống điện.
Tủ điện là gì? Tủ điện là một phần tử trong hệ thống điện, thực hiện chức năng nhận nguồn điện và phân phối nguồn cấp điện thành các mạch nhánh khác nhau để cung cấp cho tải tiêu thụ. Tủ điện đồng thời cung cấp giải pháp đóng cắt, bảo vệ, điều khiển, đo đếm điện năng của mạch điện thông qua tập hợp các thiết bị điện được lắp đặt theo thiết kế bên trong một vỏ tủ điện. Tủ điện là thiết bị phân phối điện năng an toàn và tiết kiệm điện cho hầu hết các hệ thống điện từ dân dụng đến công nghiệp.
Hệ thống tủ điện là các mắt xích quan trọng được kết nối trong hệ thống cung cấp điện, đảm nhiệm vai trò kiểm soát, đóng cắt nguồn khi có sự cố hoặc để vận hành, bảo trì và kiểm tra lỗi thiết bị. Nếu không có tủ điện phân phối tại chỗ, bất cứ khi nào có sự cố ngắn mạch tải hoặc sự cố trên hệ thống điện, dòng điện sự cố sẽ không được cách ly sớm và làm ảnh hưởng đến toàn bộ cả hệ thống cung cấp điện. Vì vậy, tủ điện đã được phát triển dưới nhiều hình thức và phân cấp điện áp khác nhau để giải quyết các vấn đề cụ thể như tủ điện phân phối, tủ điện điều khiển và nhiều loại tủ điện thực hiện chức năng chuyên biệt khác.
Tủ điện phân phối có vai trò tiếp nhận điện năng từ nguồn và phân phối điện năng đến các cấp điện áp thấp hơn, hoặc phân phối điện trực tiếp đến tải tiêu thụ. Dựa vào cấp điện áp hoạt động, tủ điện phân phối được phân loại thành thủ điện phân phối trung thế và tủ điện phân phối hạ thế:
Tủ điện phân phối trung thế – Với đầy đủ các thành phần thiết bị ngắt mạch và thiết bị đóng cắt phối hợp đáp ứng cấp điện áp 24kV đến 35kV. Từ nhà đầu tư cung cấp năng lượng, công nghiệp, trạm điện, hay bất kỳ chủ sở hữu hoặc người sử dụng hệ thống tủ phân phối sơ cấp nào cho điện áp trung thế đều đặt ra yêu cầu cao về thiết bị tủ điện trung thế. Chúng phải trang bị công nghệ đáng tin cậy, dễ vận hành và kinh tế. Hệ thống tủ điện trung thế được thiết kế dưới dạng module lắp ghép bao gồm:
Tủ điện phân phối hạ thế – Tủ điện hạ thế là thiết bị có khả năng đáp ứng cấp điện áp đến 1kV. Chức năng chính của tủ điện phân phối thứ cấp là cung cấp điện và bảo vệ chống lại các ứng suất nhiệt và cơ học của dòng điện ngắn mạch. Điều này rất quan trọng trong việc hạn chế hậu quả nguy hiểm của dòng điện quá mức và tách dòng điện bị lỗi khỏi phần còn lại của hệ thống điện. Hệ thống tủ điện phân phối hạ thế được phân cấp thành nhiều chức năng cụ thể như sau:
Tủ điều khiển có khả năng vận hành tự động theo giải pháp lập trình sẵn đảm bảo hoạt động liên tục đáng tin cậy, và cho phép dừng khẩn cấp khi mạch điện ở trạng thái nguy hiểm. Ngoài ra, người vận hành có thể cài đặt và thay đổi thông số nhằm mục đích điều khiển chức năng hoạt động của thiết bị và các thành phần chuyển mạch. Người vận hành cũng có thể cung cấp năng lượng hoặc cắt giảm một phần năng lượng trong hệ thống điện thông qua tủ điều khiển. Các loại tủ điện điều khiển gồm có:
Tủ điện chức năng được thiết kế theo quy trình kỹ thuật đặt trước, có thể hoạt động độc lập hoặc tích hợp liền mạch vào hệ thống hiện có. Không phân biệt quy mô của dự án, tất cả các tủ điện này đều đáp ứng các chức năng cụ thể và được thiết kế để giải quyết các yêu cầu mở rộng khi cần thiết. Tủ điện chức năng phải tuân thủ theo thông số kỹ thuật của từng hệ thống, đáp ứng các quy trình thử nghiệm nội bộ và vận hành thử nghiệm tại hiện trường để đảm bảo hoạt động chính xác và đáng tin cậy. Các loại tủ điện chức năng chuyên dụng:
Căn cứ vào phạm vi ứng dụng, tủ điện được phân loại theo ba nhóm tủ điện công nghiệp, tủ điện dân dụng và tủ điện gia đình:
Tủ điện công nghiệp được sử dụng trong các nhà máy điện, trạm biến áp, hóa dầu, luyện thép, công nghiệp sản xuất và các tòa nhà cao tầng. Tủ điện công nghiệp có các đặc tính bảo vệ và khả năng đóng cắt cao, mạch động lực và ổn định nhiệt tốt, sơ đồ điện linh hoạt, phối hợp thuận tiện, cấu trúc và mức độ bảo vệ toàn diện. Tủ điện công nghiệp hoạt động ở cấp điện áp trung thế và hạ thế, dùng để chuyển đổi, phân phối và điều khiển điện năng. Một số loại tủ điện công nghiệp thông dụng:
Tủ điện dân dụng phù hợp với nguồn điện xoay chiều 50Hz, điện áp định mức 220V hoặc 380V trong hệ thống phân phối điện hạ thế của cơ sở gia công, phòng dữ liệu và xưởng sản xuất quy mô nhỏ. Nó có đặc điểm cấu trúc nhỏ gọn, bảo trì dễ dàng và sơ đồ mạch điện đơn giản, đáp ứng mục đích sử dụng cấp nguồn cho các tải chiếu sáng, máy móc và thiết bị động cơ điện công suất nhỏ. Ngoài ra tủ điện dân dụng cũng có thể phối hợp chuyển đổi, phân phối và điều khiển các chức năng cơ bản.
Tủ điện gia đình là sản phẩm đầu cuối phân phối điện hạ thế, sử dụng cho cấp điện áp 220V trong gia đình. Nó chủ yếu phù hợp với lưới điện một pha hai dây hoặc ba dây, chức năng chính là cung cấp nguồn chiếu sáng và phân phối điện đến các ổ cắm. Do kích thước của tủ điện gia đình đa dạng nên có thể lựa chọn kích thước tủ theo số lượng phụ tải lắp đặt để đạt được sự kết hợp thẩm mỹ cho không gian. Tủ điện gia đình áp dụng cấu trúc vỏ nhựa, phần đế gắn CB được làm bằng cấu trúc thép mạ, và nắp mặt trước được làm bằng nhựa kỹ thuật chống cháy trong suốt. Các loại tủ điện gia đình phổ biến hiện nay:
Tủ điện gia đình có thể lựa chọn theo số lượng module có sẵn loại tủ điện 4 module, 6 module, 8 module, 9 module, 10 module, 12 module, 14 module, 16 module, 18 module, 24 module, 32 module và hai hình thức lắp đặt là tủ điện âm tường và tủ điện nổi.
Cấu tạo tủ điện bao gồm ba thành phần chính là vỏ tủ điện, các thiết bị trong tủ điện và phụ kiện tủ điện dùng cho việc đấu nối. Tìm hiểu chi tiết hơn về các thành phần cấu tạo của tủ điện cụ thể như sau:
Vỏ tủ điện là nơi chứa tất cả các thiết bị điện được lắp đặt bên trong, vỏ có kết cấu bằng khung kim loại, nhựa hoặc composite. Tùy vào quy mô ứng dụng, vỏ tủ điện sản xuất theo dạng vỏ tủ điện công nghiệp, vỏ tủ điện dân dụng và hộp điện chống nước.
Vỏ tủ điện công nghiệp được thiết kế với kích thước lớn, bằng khung kim loại thường là sắt sơn tĩnh điện. Vỏ tủ điện công nghiệp thường có cấu trúc phân khoang, một số yêu cầu có vách ngăn để vận hành an toàn hơn. Đối với tủ trung thế, cả hai loại kết cấu vỏ tủ phân khoang và module lắp ghép đều được áp dụng phổ biến. Các loại vỏ tủ điện công nghiệp phổ biến hiện nay:
Vỏ tủ điện dân dụng thường có quy mô nhỏ hơn vỏ tủ điện công nghiệp,
Hộp điện chống nước và tủ điện chống nước có kích thước tương đối nhỏ so với vỏ tủ điện khác, phù hợp đấu nối với số lượng tiếp điểm ít, đáp ứng tính linh hoạt, độ bền cao và cực kỳ dễ lắp đặt. Những thiết kế mới, sáng tạo và thân thiện với môi trường này cũng giúp đơn giản hóa đấu nối dây điện trong hệ thống, giảm yêu cầu về vật liệu và tiết kiệm thêm thời gian lắp đặt.
Thiết bị bên trong tủ điện được lắp đặt dưới dạng phối hợp giữa nhiều loại thiết bị đóng cắt, tổ hợp công tắc tơ, cụm rơ le hoặc các bộ điều khiển với nhau. Tất cả thiết bị này được thiết kế theo chức năng kiểm soát và điều khiển nguồn điện ở đầu vào, hoặc ngõ ra của tủ điện cho mỗi ứng dụng cụ thể. Thiết bị trong tủ điện được phân loại thành 5 nhóm chính cụ thể như sau:
Thiết bị đóng cắt bảo vệ mạch điện thực hiện các chức năng đóng cắt mạch điện trong trường hợp sự cố hoặc quá tải để bảo vệ thiết bị, ngoài ra còn được dùng cấp nguồn hoặc khởi động thiết bị. Thiết bị đóng cắt và bảo vệ tủ điện có thể được phân loại theo các cấp điện áp của chúng. Thiết bị đóng cắt hạ thế có điện áp hoạt động một pha hoặc ba pha trong dải từ 220V đến 380V. Thiết bị đóng cắt trung thế là 24kV đến 35kV. Các thành phần chính của cụm thiết bị đóng cắt trong tủ điện bao gồm:
Thiết bị tự động hóa và điều khiển thường được lắp đặt trong các tủ điện điều khiển nhằm điều khiển năng lượng điện hoặc các chức năng cơ học khác nhau của thiết bị và máy móc công nghiệp. Thiết bị điều khiển cung cấp tín hiệu đầu vào dưới dạng kỹ thuật số và các hàm trạng thái để vận hành động cơ điện. Thiết bị điều khiển có thể là bộ PLC, DCS và một số loại khác như:
Thiết bị đo lường và cảm biến được lắp đặt trong hầu hết hệ thống tủ điện công nghiệp, máy biến điện áp và biến dòng điện có chức năng biến đổi dòng điện hoặc điện áp cao đến mức thấp nhất phù hợp với điện áp đầu vào của thiết bị đo lường hoặc điều khiển. Thiết bị đo lường và cảm biến thường hoạt động độc lập và có độ chính xác cao. Một số loại có thể được kể đến:
Thiết bị xử lý nguồn và máy biến áp
Thiết bị giám sát vận hành tủ điện bao gồm đồng hồ kim và đồng hồ kỹ thuật số để đo dòng điện DC hoặc AC. Thiết bị này thường sử dụng thang đo có độ nhạy microammeter hoặc milliammeter. Trang bị các cơ cấu đo tương thích với dòng điện AC và DC. Chúng được lắp đặt trên mặt trước của vỏ tủ điện để dễ dàng quan sát, đánh giá chất lượng và trạng thái hệ thống điện.
Thanh cái đồng tủ điện và dây dẫn: Thanh cái là thanh dẫn kim loại mang dòng điện lớn, thường được làm bằng đồng. Thanh cái được lắp đặt để phân phối điện đến các cụm chức năng trong tủ điện dễ dàng và linh hoạt hơn, chẳng hạn như cụm máy cắt hay mạch liên động.
Phụ kiện tủ điện dùng để đấu nối hoàn thiện tủ điện sau khi thiết bị tủ điện chính lắp đặt xong. Tuy là những vật tư có giá trị nhỏ, nhưng một khi sử dụng phụ kiện kém chất lượng có thể làm cho tủ điện không hoạt động, khó kiểm soát chất lượng, hoặc gây sự cố ngoài ý muốn. Phụ kiện tủ điện được chia làm 4 nhóm sau:
Phụ kiện lắp ráp và đấu nối tủ điện: Phụ kiện đấu nối tủ điện là một phần thiết yếu của bất kỳ quá trình lắp ráp và sản xuất tủ điện nào. Phụ kiện đấu nối cung cấp giải pháp kết nối chính xác và dẫn điện bền vững đủ để đảm bảo tính toàn vẹn của tủ điện. Các loại phụ kiện đấu nối tủ điện bao gồm:
Phụ kiện thao tác và chuyển mạch tủ điện là một cơ chế chuyển đổi điện đơn giản để điều khiển một số khía cạnh trong vận hành tủ điện. Tùy thuộc vào thiết kế tủ điện, phụ kiện thao tác có thể hoạt động với chức năng hành động tạm thời hoặc chốt. Công tắc, nút nhấn có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau, được sử dụng cho cả tủ điện công nghiệp và dân dụng.
Phụ kiện an toàn và cảnh báo tủ điện được xem là một quy trình an toàn để cảnh báo có điện, hoặc đảm bảo đóng ngắt tủ điện đúng cách. Cách ly nguồn điện và không thể khởi động lại trước khi hoàn thành công việc bảo trì hoặc sửa chữa. Phụ kiện an toàn và cảnh báo đảm bảo rằng chỉ có người liên quan mới có thể thao tác và khởi động tủ điện, nhằm ngăn chặn việc vô tình thao tác tủ điện khi ở trạng thái nguy hiểm.
Phụ kiện kết nối lộ vào và lộ ra của tủ điện giúp kết nối điện cho phép đưa điện từ nguồn cấp tới tủ điện và đưa nguồn từ tủ điện đến tải tiêu thụ. Điển hình như tủ điện cấp nguồn thi công được lắp đặt cả phích cắm và ổ cắm điện công nghiệp, khi muốn lấy điện chỉ việc tạo nên tiếp xúc giữa phích cắm và ổ cắm.
Tủ điện của Khải Phát được thiết kế sản xuất theo tiêu chuẩn IEC và ISO, cung cấp sản phẩm chất lượng cao, đáng tin cậy. Với quy trình, nguồn lực và cơ sở sản xuất tủ điện nội bộ của chúng tôi đảm bảo rằng có thể sản xuất tủ điện với chi phí hiệu quả và nhanh chóng, đáp ứng khoảng thời gian chặt chẽ nhất và đảm bảo rằng các dự án của khách hàng luôn đúng tiến độ.
Thiết bị điện Khải Phát là công ty sản xuất tủ điện chuyên nghiệp, là đối tác phân phối của các công ty hàng đầu thế giới về thiết bị điện công nghiệp và phụ kiện tủ điện, giúp kiểm soát mọi thứ từ chất lượng, chuỗi cung ứng và cắt giảm tối đa chi phí ra khỏi sản phẩm. Các sản phẩm tủ điện Khải Phát được cập nhật liên tục những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất để nâng cao chất lượng, dịch vụ vượt trội và hỗ trợ bảo hành chính hãng, là giải pháp kinh tế tối ưu cho các nhà thầu điện.
Thiết bị điện nhập khẩu chính hãng
Giá thành sản phẩm tối ưu nhất
Điều khoản thanh toán linh hoạt
Giao hàng nhanh đúng tiến độ
Dịch vụ sau bán hàng chu đáo
Trung thực và uy tín tạo niềm tin